Giải thích và chứng minh câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Đề bài: Em hãy giải thích và chứng minh câu ca daoBầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Bài làm

Thực sự thì ta đã biết được rằng chính trong kho tàng ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Thật không khó có thể nhận thấy được có những câu tục ngữ, câu ca dao lại cho những lời khuyên răn dạy con người chúng ta nên sống như thế nào để “người với người sống để yêu thương”. Và một trong những câu ca dao chất chứa những lời thủ thỉ tâm tình đó thì không thể không nhắc đến bài ca dao đặc sắc:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống như chung một giàn”

Ta như thấy được đây cũng chính là một trong những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi. Câu ca dao như đã thể hiện được sự thương người như thể thương thân thế rồi còn đó chính là thứ tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, và còn cả tình anh em ruột thịt. Ta rất dễ có thể nhận thấy được tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình và tính đồng bào nữa. Thật dễ có thể nhận thấy được chính tình cảm đó được khái quát qua câu ca dao như thật chứa chăn biết bao ân tình. Mỗi khi câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” được ngân vang trong chúng ta không khỏi bâng khuâng biết bao. Có lẽ rằng, chúng ta như cũng đã và đang sẽ cùng nhau đi bình luận câu tục ngữ này để hiểu rõ được ý nghĩa sâu sắc.

Ta như biết được hai giống bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân đã trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, hay đó là những góc vườn. Hai loại này là thân dây leo và cũng thường leo chung một giàn tre hay bờ giậu gì đó cũng không chắc chắn cho lắm. Có lẽ chính vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau cả. Và chính vì ở chung giàn cho nên bầu cũng chớ mà có chê bí xấu hơn bầu. Bên cạnh đố thì chính những quả bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng. Nhận thấy được chính quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, và tất cả dường như cũng lại xa lánh nhau. Bầu và bí được xem chính là hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ mà thôi. Khi quan sát ta như thấy được chính bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Cứ mỗi khi mà mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Đặc biệt nhất đó chính là khi gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu như có chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa không cơ chứ? Cho nên phảu đùm bọc nhau qua những sự nguy hiểm của bã giông cuộc đời.

Xem thêm:  Cái tổ con chuồn chuồn

Thực sự ta như thấy được việc sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, cũng như chính những điều kiện sống riêng. Tuy vậy, tất cả chúng ta đều có những điểm giống nhau. Chúng ta đều được sinh ra cùng nòi giống và sống cùng một lãnh thổ nên càng phải yêu thương và đùm bọc nhau hơn.

Có thể nhận thấy chính những sự yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam ta qua các câu ca dao, tục ngữ “Nhiếu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Lá lành đùm lá rách”…đều là những câu tực ngữ, ca dao hay để nhắc nhớ chúng ta.

Và dường như chúng ta mà có yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ta như thấy được rằng chính xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh. Yêu thương thực sự như cũng đã góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống, đồng thời cũng đã tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.

Qua câu ca dao hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” chính là một bài học rất thâm thúy và ý nghĩ biết bao nhiêu. Thông qua hình ảnh bầu, bí gợi liên tưởng đến cuộc sống của chính con người chúng ta. Chúng ta hãy biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau vì chúng ta là những người chung một nước.

Xem thêm:  Từ đoạn trích vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc khi được sống thực với chính mình và mọi người

Minh Nguyệt

Check Also

7128 1494911290046 1013 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *