Em hãy phân tích những bài học được rút ra từ truyện Chân tay tai mắt miệng

Em hãy phân tích những bài học được rút ra từ truyện Chân tay tai mắt miệng

Hướng dẫn

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện dân gian được sáng tác nhằm mục đích gửi gắm những bài học, thông điệp ý nghĩa. Dựa vào văn bản đã được học, em hãy phân tích những bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Chân tay tai mắt miệng.

  • I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích những bài học được rút ra từ truyện Chân tay tai mắt miệng

  • 1. Mở bài

  • Giới thiệu về truyện: Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là bài học về sự đoàn kết, mối quan hệ khăng khít giữa cá nhân và cộng đồng.
  • 2. Thân bài

  • – Nội dung truyện:

+ Cuộc tẩy chay của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng xuất phát từ cái nhìn phiến diện vì nghĩ lão Miệng không phải làm mà chỉ việc ăn.

+ Tác hại của việc tẩy chay

+ Mọi người nhận ra và kết thúc tẩy chay, sống vui vẻ như trước.

  • – Bài học:

+ Không a dua, đua đòi theo người khác để lãnh hậu quả về mình.

+ Cần có cái nhìn toàn diện về sự việc.

+ Mỗi cá nhân có vai trò, ý nghĩa khác nhau và không thể sống tách biệt khỏi cộng đồng.

+ Sống trong tập thể mọi người vì mình, mình vì mọi người.

  • 3. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của truyện: Qua câu chuyện ông cha ta khuyên nhủ mọi người cần sống đoàn kết, không tách biệt khỏi cộng đồng.
  • II. Bài tham khảo cho đề phân tích những bài học được rút ra từ truyện Chân tay tai mắt miệng

Từ xa xưa, ông cha ta đã có nhiều bài học bổ ích gửi gắm trong những câu ca dao, tục ngữ và những truyện cổ dân gian về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa các cá nhân trong cộng đồng. Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng mang đến những bài học đầy ý nghĩa, sâu sắc và thấm thía về tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó của con người trong xã hội.

Truyện đã mượn những bộ phận trên cơ thể con người để nói chuyện về con người. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng – năm nhân vật trước kia vẫn nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Nhưng bỗng một ngày, cô Mắt khởi xướng nên một cuộc tẩy chay lão Miệng vì nghĩ rằng lão chẳng phải làm gì mà chỉ việc ngồi ăn. Suy nghĩ ấy của cô Mắt xuất phát từ sự ganh ghét, đố kí nhưng vẫn được cả cậu Chân, cậu Tay, bác Tai ủng hộ. Câu chuyện cứ thể trở nên phức tạp hơn. Sau khi nghe lời giải thích của cô Mắt thì tất cả kéo đến nhà lão Miệng để nói cho lão biết “phải lo lấy mà ăn”, họ làm việc vất vả mà nào biết cái “ngọt bùi ngon lành” gì đâu. Lời giải thích của lão Miệng không nhận được sự đồng tình của những nhân vật còn lại. sự rạn nứt giữa năm bộ phận trên cơ thể từ đó hình thành. Một tập thể từng đoàn kết, nương tựa vào nhau để tồn tại giờ lại chia bè kéo cánh.

Chính cái suy nghĩ phiến diện ấy đã khiến cho họ phải trả giá quá đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên chúng trở nên uể oải, mệt mỏi. Chỉ mấy ngày sau cuộc tẩy chay, cô Mắt thì “lờ đờ”, cậu Chân, cậu Tay “không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa”. Bác Tai “ù ù như xay lúa ở trong”. Trong thời gian ấy, lão Miệng “nhợt nhạt cả hai môi, hàm rang thì khô như rang, không buồn nhếch mép”. Cuộc tẩy chay ấy khiến cho tất cả các bộ phận đều gặp tai họa.

Xem thêm:  Soạn văn Luyện nói về quan sát, tưởng tượng và so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Bác Tai đã hiểu ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ là không đúng. Bác đã giải thích cho tất cả mọi người, mọi người đều hiểu ra và đi đến nhà lão Miệng. Và cuối cùng ai lại vào việc của người đó. Họ bảo nhau mỗi người một việc, không ai tị ai cả. Tất cả lại sống hòa thuận với nhau như trước kia.

Từ câu chuyện của Tay, Chân, Tai, Mắt, Miệng câu chuyện đã đưa ra cho con người những bài học sâu sắc và ý nghĩa. Nói về năm bộ phận trên cơ thể người hay cũng chính là nói về con người trong cộng đồng. Trong cuộc sống, con người không nên a dua, đừng nghe người ta xui dại mà làm hại đến bản thân mình. Cần có suy nghĩ đúng đắn và suy xét kĩ trên nhiều phương diện, không nên có cái nhìn phiến diện về một việc gì đó. Trong một cộng đồng, mỗi cá nhân đều có những vai trò, ý nghĩa riêng không ai giống ai cả. Mỗi cá nhân đều có mối quan hệ khăng khít với cộng đồng, không thể sống tách biệt với những người xung quanh. Mình sống vì mọi người, mọi người sống vì mình. Có như vậy, cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn.

Như vậy, qua truyện ngụ ngôn này ông cha ta đã rút ra bài học sâu sắc và ý nghĩa: mỗi cá nhân là một phần không thể tách rời của cộng đồng. Cùng sống, cùng hòa hợp, cùng tồn tại và cùng hạnh phúc.

Xem thêm:  Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa Ô tô, xe máy và xe đạp

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinhg do guc hinh 3 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *