Em chọn và phân tích cái hay của một tác phẩm văn học ở lớp 7 mà em thích nhất

Em chọn và phân tích cái hay của một tác phẩm văn học ở lớp 7 mà em thích nhất

Gợi ý

“Tre xanh xanh tự bao giờ?”

Nguyễn Duy đã mở đầu bài thơ Tre Việt Nam bằng câu hỏi như thế.

Tác giả đặt ra câu hỏi đó, không phải để có câu trả lời, không phải để cho mọi người suy luận, mà đây là câu hỏi của tấm lòng khâm phục, của tấm lòng ngạc nhiên trước màu xanh bền bỉ, thân thuộc lâu đời của cây tre Việt Nam.

Thân gầy guộc lá mong manh,

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Lại một câu hỏi nữa của tác giả đặt ra. Đọc đến đây, ta bỗng cảm thấy trước mắt ta hiện ra một phong cảnh bình dị nhưng thân thuộc: Những thân tre mọc cao vút, gốc tre nhô cao, nhìn thấy cả tùng chùm rễ trắng hoặc ngả sang màu đen sạm, và cả cái lũy tre dày đặc ấy chen nhau san sát, bao bọc cả một vùng quê xanh tươi. Rồi lập tức, tác giả ghi lại thật là sinh động câu giải thích của chính cây tre – của tre hay của nhà thơ thấm nhuần chất tre dân tộc.

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều

Chẳng may thân gãy, cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Bao nhiêu chiếc rễ từ gốc cây tre ấy ngày càng đâm sâu xuống đất và “cần cù” hút mãi chút màu hiếm hoi từ lòng đất đầy sỏi đá. Và rồi từ đâu đó trên bộ rễ khỏe của tre mẹ nhú ra một mầm trắng nhỏ xíu. Dần dần mầm măng đội đất nhú lên. Nhưng măng non mềm như vậy liệu chịu nổi mưa nắng bão bùng?

Xem thêm:  Nêu cảm nghĩ của em về một cuộc chia tay văn 7

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Thật là xúc động! Như tình mẹ con của con người vậy. Rồi tiếp đó, là hình ảnh búp măng tuy còn non nớt nhưng:

Đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre

Đúng là nòi tre! Đã cương trực ngay thẳng, thì cương trực ngay thẳng từ bé! Loài tre đâu chịu yếu đuối, ỷ lại vào người khác.

Đến cuối bài thơ, tác giả khẳng định một điều chắc chắn, là mai sau:

Đất xanh mãi mãi xanh màu tre xanh

Bài thơ của Nguyễn Duy đã miêu tả được biểu tượng tự nhiên của Việt Nam: cây tre. Bài thơ bình dị, nhưng gây xúc động, vì đã đi được vào lòng người. Tất nhiên con người đọc thơ cũng phải có tầm của bài thơ…

Hocvanvanhoc.com

Check Also

anh tuong1 1711201815 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *