Để đưa nước ta…, đậm đà bản sắc dân tộc. Anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào? Mỗi thanh niên, học sinh ngày nay phải làm những gì để thực hiện những chủ trương nói trên của Đảng và Nhà nước

Để đưa nước ta…, đậm đà bản sắc dân tộc. Anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào? Mỗi thanh niên, học sinh ngày nay phải làm những gì để thực hiện những chủ trương nói trên của Đảng và Nhà nước

Gợi ý

Đề bài:

Để đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với thế giới, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào? Mỗi thanh niên, học sinh ngày nay phải làm những gì để thực hiện những chủ trương nói trên của Đảng và Nhà nước

Bài làm:

Đất nước Việt Nam của chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng, Việt Nam thu hút được sự quan tâm của các nước bạn. Ra nhập WTO, Việt Nam đang gần tiến ra so với thế giới. Thế nhưng, để nước ta nhanh chóng hội nhập, Đảng và nhà nước ta đã chú trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trước tiên, chúng ta phải hiểu rằng “Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?” và tại sao chúng ta cần gìn giữ và phát triển chúng.

Bản sắc dân tộc là cụm từ được dùng nhiều bậc nhất thập kỉ này. Tuy nhiên, theo tôi nó không phải là một khái niệm có nội hàm thống nhất mà có nhiều lớp khái niệm với các tầng nội hàm khác nhau.

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là một khẩu hiệu chính trị, giống như trước đây có khẩu hiệu dân tộc – khoa học – đại chúng được biến thành chủ trương và chính sách đường lối của Đảng. Các nhà chính trị cho chúng một nội hàm và cụ thể hóa chúng trong lập pháp và hành pháp. Bản sắc văn hóa quốc gia, vùng miền nằm trong chiến lược đa dạng văn hóa toàn cầu, như đa dạng sinh học, là khái niệm được các nhà văn hóa học và các nhà hoạt động văn hóa quốc tế nêu ra, được Liên Hiệp quốc ủng hộ. Nó là sản phẩm hậu hiện đại đề cao yếu tố địa phương, bản địa. Nội dung chủ yếu là sự khác biệt, tính độc đáo, thậm chí là viễn dị của văn hóa đu lịch, văn hóa đại chúng cùng sự đề cao những di sản độc đáo của mỗi nước, mỗi vùng miền Nguy cợ bị "nô dịch văn hóa" của các nước nghèo, sự đại chúng hoá toàn cầu các biểu hiện và thành tựu văn hóa các nước giàu có nguy cơ xóa nhòa, bào mòn đa dạng văn hóa trên trái đất. Với người dân nó bao gồm cả các thói quen ứng xứ, tập tục, văn nghệ dân gian, lễ hội… Với các chính phủ là các chính sách biện pháp bảo vệ di sản, bảo hộ văn hóa, văn nghệ trong nước từ điện ảnh, truyền hình, sân khấu truyền thống tởi các dòng nhạc bản địa hay các môn mỹ thuật dân gian, làng nghề thủ công… Khái niệm này cũng khích lệ sự giao lưu văn hóa có nhân mạnh các nét độc đáo bản địa. Sự phát triển kinh tế trong bối ảnh toàn cầu hóa, chuyến giao công nghệ nhanh chóng và sự dư thừa sản phẩm cũng đòi hỏi hàng hóa có bản sắc quốc gia vùng miền để dễ bán hơn.

Xem thêm:  Trình bày cảm nhận của anh chị về bài thơ Tự tình của tác giả Hồ Xuân Hương

Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địa riêng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố’ sự thống nhất dân tộc. Điều đó chọ chúng ta thấy nền văn hóa nước ta là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. vốn văn hóa truyền thông của dân tộc được gìn giữ và phát huy qua nhiều hoạt động văn hóa. Những hoạt động ấy diễn ra thường xuyên, liên tục và trên khắp mọi miền đất nước. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, cải lương, chầu văn, hò Huế… được gìn giữ, được biểu diễn và thu hút nhiều người quan tâm. Những lễ hội vẫn được tổ chức thường xuyên mỗi dịp lễ Tết khắp ba miền. Nhiều festival nghệ thuật được tổ chức trong và ngoài nước. Có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng và kháng chiến, về công cuộc đổi mới. Nhiều bộ sưu tập công phu từ kho tàng văn hóa dân gian và văn hóa bác học ở Việt Nam qua các thế kỷ được xuất bản, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của dân tộc ta. Nhiều tác giả có xu hướng khai thác kho tàng văn học dân gian làm chất liệu cho sáng tác của mình

Số đông văn nghệ sỹ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng có vốn sống, giàu lòng yêu nước, trước những biến động củạ thời cuộc và những khó khăn của đời sống vẫn giữ được phẩm chất, kiên định quan điểm sáng tác phục vụ nhân dân. Thể chế văn hóa mới giúp đội ngũ này làm tốt vai trò nòng cốt trong việc sáng tạo các giá trị văn hóa mới, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

Các bảo tàng gần đây đã có những phương thức hoạt động mới có hiệu quả. Văn hóa, nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kể. Đội ngũ những nhà vãn hóa dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng, chất lượng, có đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học – nghệ thuật.

Xem thêm:  Những stt về nụ cười hấp dẫn có sức lan tỏa mạnh mẽ

Bảo vệ di sản văn hóa là một việc làm được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, vì di sản là vốn quý của dân tộc để lại cho muôn đời sau. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ những người hoạn nạn… trở thành phong trào rộng khắp trong quần chúng. Nó góp phần gìn giữ những di sản văn hóa tinh thần quý báu: lòng yêu nước, nhân ái, khoan dung…, nuôi dưỡng tinh thần, sức sống dẻo đai của người Việt Nam trong lịch sử để vươn lên.

Các di tích văn hóa lịch sử đang được bảo tồn, tôn tạo để các thế hệ sau có thể sử dụng cảm thụ, thưởng thức nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc. Nước ta tự hào được UNESCO công nhận bảy di sản văn hóa thế giới: Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Phong Nha — Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn. Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên. Tháng 11-2006, tuần Hội nghị cấp cao APEC diễn ra tại Việt Nam. Tuy đây là hội nghị có ý nghĩa kinh tế – chính trị lớn nhưng sự thành công rực rỡ của nó có đóng góp một phần không nhỏ từ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong tuần lễ đó, hàng loạt các hoạt động vãn hóa lớn được tổ chức: đại tiệc "Di sản văn hóa Việt Nam" chào mừng APEC; khái quát lịch sử dân tộc hình thành qua hiện vật; văn hóa phi vật thể như các chương trình: "Dấu ấn văn hóa Huế", "Tinh hoa Hà Nội"; nhiều hoạt động nghệ thuật phong phú đa dạng: ca trù, hát xẩm, chầu văn, đờn ca tài tử Nam Bộ, ẩm thực các vùng miền…

Việt Nam đã khẳng định được mình, để lại ấn tượng tốt đẹp trong con mắt bạn bè quốc tế từ cách giao tiếp, ứng xử cho đến vốn vãn hóa riêng phong phú, đậm đà. Những bước tiến mới trorig quá trình hội nhập đang đem lại những kết quả tốt đẹp: ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WT0 và chủ nhà APEC, được đề cử là ứng cử viên châu Á duy nhất vào ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đầy là sự ghi nhận của quốc tế về vị thế của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Thật tự hào khi nhiều tờ báo trên thê giới đã ca ngợi: “’Việt Nam không chỉ thể hiện dược khả năng kinh tế, tiềm lực chính trị mà còn khẳng định được bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc mình”.

Giới trẻ, với sự năng động và nhiệt huyết của mình không chỉ quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu thành quả trí tuệ của loài người. Từ đó sáng tạo nên một nền văn hóa mới: kết hợp hài hòa giữa truyền thông và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Chiếc áo dài truyền thống có những nét cách.tân trong kiểu dáng, hoa văn trang trí. Nhiều bài hát, lấy chất liệu từ dân gian nhưng lại được phôi theo những thể loại nhạc hiện đại: pop, Hiphop, Rock… tạo nên sự hấp dẫn cho người nghe.

Xem thêm:  Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là bài ca ca ngợi tình người cao đẹp

Con ngưởi Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ vẫn giữ được nét giản dị, thuần hậu lại cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn, khả năng phán đoán và nắm bắt xã hội hết sức nhạy bén trước nhịp sống phương Tây. Bên cạnh những phong tục đẹp của ngày Tết hay những lễ hội truyền thống, người Việt Nam vãn nô nức tham gia những sinh hoạt văn hóa vốn của phương Tây như Noel, ngày lễ phục sinh. Điều này cho thấy sự tiếp thu văn hóa bên ngoài của con người Việt Nam cũng như cho thấy người Việt Nam hòa nhập nhưng không hòa tan trong dòng chảy của thế giới. Bên cạnh sự hội nhập, vẫn là những nét bản sắc rất riêng, rất Việt. Một công dân toàn cầu – người có thể hòa nhập với những nền văn hóa khác nhau trên thế giới – và một công dân Việt – người luôn giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc – không hề loại trừ nhau. Một công dân toàn cầu đúng nghĩa là người có thể đem những giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc mình để bổ sung vào nền văn hóa nhân loại.

Hocvanvanhoc.com

Check Also

7194 1494911290054 1015 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *