Dàn ý tả buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương chi tiết đầy đủ

Việt Nam – dải đất hình chữ S không chỉ đẹp ở tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, vẻ đẹp tâm hồn giản dị của con người, vẻ đẹp trù phú của cảnh sắc rừng vàng biển bạc mà còn đẹp ở những lễ hội truyền thống. Nào là hội Lim, hội chùa Hương, hội Phủ Giầy… Và đặc biệt là lễ hội giỗ tổ Hùng Vương. Vua Hùng, vị vua đã mang tới đất nước Văn Lang của chúng ta, người đã có công vô cùng lớn lao ấy. Để ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn tới những đời vua Hùng, hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch đều tổ chức lễ hội đền Hùng. Một khung cảnh tuyệt đẹp lại không kém phần trang trọng thiêng liêng thành kính ấy rất dễ dàng đi vào những bài văn. Và nó cũng là đề văn khá quen thuộc với các em học sinh lớp 5. Dưới đây là dàn ý chi tiết cho đề bài miêu tả buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương. Khi làm bài văn này, các bạn cần miêu tả không khí và hoạt động của buổi lễ. Chú ý miêu tả hoạt động của con người và tình cảm của bản thân. Chúc các bạn thành công.

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN ĐỀ BÀI ” TẢ BUỔI LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG ” LỚP 5.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương
Xem thêm:  Sống thì phải có mục đích, mục đích ấy đừng quá khó cũng đừng quá dễ vì chúng ta đừng quá ràng buộc bản thân và cũng đừng quá dễ dãi với nó.

Hằng năm cứ vào 10-3 âm lịch em đều được mẹ chở đến Đền thờ các vị vua Hùng để thắp nén nhang thành kính dâng lên bàn thờ trong buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương

II. Thân bài:

a. Trước khi đến nơi:

  • Tối hôm trước khi đi, hai mẹ con đã chuẩn bị đầy đủ lễ và đồ đạc để mai đi. Em rất háo hức vì lần này được đi cùng mẹ.
  • Sáng hôm sau trong tiết trời vẫn còn chút lành lạnh cuối xuân, trời không mưa phùn nữa mà ánh nắng lên lấp ló phía chân trời.
  • Trên đường đi em thích thú ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường. Gần đến nơi đường đông đúc hơn, mẹ đi chậm lại. Xuống xe hai mẹ con đứng trước cổng đền.

b. Buổi lễ giỗ tổ:

  • Mọi người đang chuẩn bị trang phục để làm lễ dâng hương. Dòng người nườm nượp qua lại như mắc cửi, khách thập phương về rất đông.
  • Sau khi lễ dâng hương diễn ra là đến lễ rước kiệu. Những chiếc kiệu được làm bằng gỗ và sơn thiếp vàng, mỗi kiệu tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau. Ai cũng háo hức để được xem rước kiệu, mỗi kiệu cần từ 6-8 người khiêng lên đi đoạn đường dài sau đó được đặt ở đền.
  • Lễ hội rất náo nhiệt và tưng bừng, không chỉ là nơi hội ngộ của du khách tứ phương mà còn là buổi lễ trang nghiêm thể hiện tấm lòng biết ơn của thế hệ sau với thế hệ trước, cảm tạ công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
  • Nhìn từ trên cao cảnh vật rất hữu tình có cây có núi đồi.
  • Dòng người chen chúc đi xem với quần áo sặc sỡ sắc màu.
  • Sau buổi lễ còn có phần trò chơi dân gian như: chơi cờ tướng, ném cò, đi cầu kiều, nhắm mắt bắt vịt.. Đây đều là những trò chơi mô phỏng công việc lao động và sinh hoạt trong đời sống nhân dân. Ai cúc có thể tham gia tranh tài, mọi người đều rất nhiệt tình tham gia. Các trò chơi giúp không khí thêm tưng bừng.
  • Ở đây cũng bày bán các mặt hàng lưu niệm làm quà đặc trưng của vùng miền.
  • Đã đến giờ về, mẹ em chở em về. Trên đường về, em cảm thấy rất vui khi được đi tham dự buổi lễ và biết ơn công lao của các vị vua Hùng.
Xem thêm:  Ý nghĩa nguyên lý tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biến cả

III. Kết bài:

  • Suy nghĩ của em

Sau chuyến đi đến đền thờ các vị vua Hùng vào buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương em đã học được rất nhiều bài học. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

Nguồn Internet

Check Also

hinh anh nu sinh hoc sinh dep 310x165 - Dàn ý viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em

Dàn ý viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em

Trong cuộc sống, những đồ vật có vai trò hết sức quan trọng với con …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *