Dàn ý phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

Bài làm

+ Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả:

– Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước, người dân vùng Nam Bộ. Ông sinh ra trong thời kỳ xã hội phong kiến đang trong giai đoạn suy tàn, nhiều hỗn loạn, thối nát.

– Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích:

– Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm hay để lại tên tuổi cho Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm này chính nói về cuộc đời của một người anh hùng tên là Lục Vân Tiên có chí khí, nhưng sinh nhầm thời nên gặp lắm tai ương, trở ngại. Nhưng trong hoàn cảnh nào Lục Vân Tiên vẫn luôn là người khẳng khái chính nghĩa, có tấm lòng lương thiện

– Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là phần đầu của tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ tình cở của Lục Vân Tiên khi nhìn thấy một người con gái gặp nạn anh đã ra tay tương trợ mà không hề suy nghĩ tới an toàn của bản thân.

+ Thân bài:

– Khái quát qua nội dung của trích đoạn như thế nào?

– Đoạn trích này là một trong những đoạn thơ hay và có kích tính của tác phẩm. Nó thể hiện bút pháp trần thuật, tự sự của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó, sự xuất hiện của Lục Vân Tiên được miêu tả, giống một vị anh hùng “Giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”.

Xem thêm:  Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, em hãy phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc họa nội tâm nhân vật

– Nêu bật lên tính cách của Lục Vân Tiên? Anh là người như thế nào? Câu nói này đã miêu tả chi tiết tính cách nhân vật Lục Vân Tiên anh chính là người có lòng hiệp nghĩa, dũng cảm, và biết tương trợ người gặp khó khăn hơn mình. Đây là đoạn mà Lục Vân Tiên đang lên đường về quê ứng thí, nhưng bất ngờ gặp cảnh éo le nên chàng đã ra tay tương trợ

Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này!

– Thông qua hình ảnh nhân vật họ Lục tác giả muốn nhắn nhủ điều gì? Lục Vân Tiên đã thể hiện đạo lý làm người truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đó chính là tình cảm đùm bọc, sẻ chia trong lúc khó khăn.

Tình thương người và lòng hiệp nghĩa đã khiến cho người anh hùng họ Lục không sợ nguy hiểm cho tính mạng, lao vào bọn cướp mà đánh cho chúng tơi bời.

Vân Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan,

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.

Phong Lai trở chẳng kịp tay,

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

– Phân tích nghệ thuật mà tác giả sử dụng? Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả, giọng thơ nhiều quyền lực thể hiện sự anh hùng của Lục Vân Tiên, và sự sợ sệt, cúp đuôi chạy thoát thân của tướng cướp Lai Phong.

Xem thêm:  Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du.

– Miêu tả tính cách và hình dáng Kiều Nguyệt Nga? Nàng là người đoan trang, xinh đẹp, sống có đạo nghĩa. Mang ơn và muốn báo ơn. Qua đây thể hiện rằng nàng sinh trong gia đình quan chức, quyền quý nhưng sống lễ nghĩa, nhân hậu.

– Phân tích ngôn ngữ của tác giả? Trong nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên như một tượng đài uy quyền, hùng tráng, nhưng cũng không kém phần chân thật, giản dị, mộc mạc.

– Qua nhân vật Lục Vân Tiên ta thấy được cái nhìn nhân sinh quan của tác giả Nguyễn Đình Chiểu ông là một người hiệp nghĩa yêu công bằng, và có tấm lòng nhân hậu, muốn giúp đỡ người khác.

+ Kết

– Trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một đoạn trích vô cùng hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

– Nguyễn Đình Chiểu đã khôn khéo sử dụng nghệ thuật tự sự, miêu tả chi tiết để khắc họa thành công hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên, thể hiện được chàng như một anh hùng, nhưng cũng vô cùng gần gũi, giản dị, đời thường, chứ không xa cách, cao vời vợi.

    Có thể bạn thích

    Xem thêm:  Viết bài văn nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

    Check Also

    6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *