Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Hướng dẫn
Đề bài: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là trích đoạn được đánh giá là hay nhất, thể hiện nét hào hiệp trượng nghĩa, anh hùng nhưng cũng đầy chính nghĩa trong hành động cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên. Em hãy phân tích nhân vật Lục Vân Tiênđể thấy được tính chính nghĩa ở người anh hùng này.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm, tác giả: Nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu ta nghĩ ngay đến một nhà thơ lớn của dân tộc, không chỉ nổi tiếng với “Văn tế nghĩa cần Giuộc” mà “Truyện Lục Vân Tiên” cũng chính một áng thơ hay về những anh hùng đất Việt. Đặc biệt đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là trích đoạn được đánh giá là hay nhất, thể hiện nét hào hiệp trượng nghĩa, anh hùng nhưng cũng đầy chính nghĩa trong hành động cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên.
2.Thân bài
– Hình ảnh người anh hùng hào hiệp, trượng nghĩa:
+ Lục Vân Tiên là một người vô cùng hào hiệp nguyện hết mình vì chính nghĩa, trước bọ cướp hung hăng nhưng không chịu khuất phục mà ra tay hành hiệp trượng nghĩa:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
+Trên đường về về nhà thăm cha mẹ, Lục Vân Tiên đã chứng kiến một cảnh khiến Lục Vân Tiên bất bình vô cùng, chính là sự lộng hàng cướp bóc đầy hung bạo của bọn cướp Phong Lai.
+Không hề nao núng và sợ hãi, Lục Vân Tiên hành động chớp nhoáng không cần suy nghĩ mà nhanh trí “bẻ cây” làm vũ khí “nhằm làng xông vô”, chính hành động đó đã thể hiện tinh thần hành hiệp trượng nghĩa vô cùng cao đẹp và xuất phát hoàn toàn từ con người, từ trái tim không hề toan tính của Lục Vân Tiên.
+Lục Vân Tiên không những là một tráng sĩ hào kiệt mà còn vô cùng nhanh trí, thông minh khi tay không vũ khí đã “bẻ cây làm gậy” để sử dụng làm vũ khí chống lại bọn cướp, tình thế vô cùng cấp bách, nhưng Lục Vân Tiên đã rất nhanh nhạy, hành động một cách dứt khoát đầy trượng nghĩa.
“Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
+Vừa “xông vô” đồng thời Vân Tiên còn hét lớn, uy hiếp lũ cướp bằng câu bất bình “bớ đảng hung đồ”, với hành động không thể dung thứ “làm thói hồ đồ hại dân”.
=>Câu nói của Lục Vân Tiên chính là quan điểm đầy tính chính nghĩa không những thế đó còn là như một tuyên bố đầy đanh thép, không được vì duy trì cuộc sống mà lại chà đạp lên người khách, gây đau khổ cho người khác
– Hình ảnh người anh hùng khí phách, thông minh, văn võ song toàn
+ Nguyễn Đình Chiểu miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên với những hình ảnh chân thực vô cùng đẹp đẽ “tả đột hữu xung”.
+Chính tài năng miêu tả tài tình của nhà thơ đã làm cho người đọc như đang đứng giữa cái cảnh Lục Vân Tiên trừng trị lũ hung đồ đó.
+Người đọc như đang chứng kiến cái hành động vô cùng nhanh nhạy đầy linh hoạt, khi “tả đột hữu xông” làm bọ cướp lao đao “bốn phía vỡ tan”, phải nhanh chân “tìm đàng chạy ngay”.
+Tên cầm đầu là Phong Lai đã bị Lục Vân Tiên đánh cho “chẳng kịp trở tay” kết quả hắn phải nhận được vô cùng đích đáng “thác rày thân vong”.
3. Kết bài
Ý nghĩ của hình tượng Lục Vân Tiên: Hình ảnh Lục Vân Tiên đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chính là hình ảnh của một chàng trai xả thân mình vì chính nghĩa mà không hề toan tính thiệt hơn đối với bản thân. Hành động hào hiệp, trượng nghĩa, thông minh, nhanh nhẹn, của con người liêm khiết, chính trực đây cũng là hình tượng về người anh hùng lí tưởng tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện.
II. Bài tham khảo
Nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu ta nghĩ ngay đến một nhà thơ lớn của dân tộc, không chỉ nổi tiếng với “Văn tế nghĩa cần Giuộc” mà “Truyện Lục Vân Tiên” cũng chính một áng thơ hay về những anh hùng đất Việt. Đặc biệt đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là trích đoạn được đánh giá là hay nhất, thể hiện nét hào hiệp trượng nghĩa, anh hùng nhưng cũng đầy chính nghĩa trong hành động cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên.
Lục Vân Tiên là một người vô cùng hào hiệp nguyện hết mình vì chính nghĩa, trước bọ cướp hung hăng nhưng không chịu khuất phục mà ra tay hành hiệp trượng nghĩa:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
Trên đường về về nhà thăm cha mẹ, Lục Vân Tiên đã chứng kiến một cảnh khiến Lục Vân Tiên bất bình vô cùng, chính là sự lộng hàng cướp bóc đầy hung bạo của bọn cướp Phong Lai. Không hề nao núng và sợ hãi, Lục Vân Tiên hành động chớp nhoáng không cần suy nghĩ mà nhanh trí “bẻ cây” làm vũ khí “nhằm làng xông vô”, chính hành động đó đã thể hiện tinh thần hành hiệp trượng nghĩa vô cùng cao đẹp và xuất phát hoàn toàn từ con người, từ trái tim không hề toan tính của Lục Vân Tiên. Lục Vân Tiên không những là một tráng sĩ hào kiệt mà còn vô cùng nhanh trí, thông minh khi tay không vũ khí đã “bẻ cây làm gậy” để sử dụng làm vũ khí chống lại bọn cướp, tình thế vô cùng cấp bách, nhưng Lục Vân Tiên đã rất nhanh nhạy, hành động một cách dứt khoát đầy trượng nghĩa.
“Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Vừa “xông vô” đồng thời Vân Tiên còn hét lớn, uy hiếp lũ cướp bằng câu bất bình “bớ đảng hung đồ”, với hành động không thể dung thứ “làm thói hồ đồ hại dân”.
Câu nói của Lục Vân Tiên chính là quan điểm đầy tính chính nghĩa không những thế đó còn là như một tuyên bố đầy đanh thép, không được vì duy trì cuộc sống mà lại chà đạp lên người khách, gây đau khổ cho người khác bằng hành động của lũ côn đồ, đầy ngạo mạn trái với luân thường đạo lí làm người, việc làm của bọn cướp rất đáng lên án, và cần được trừng trị thích đáng
“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”
Nguyễn Đình Chiểu miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên với những hình ảnh chân thực vô cùng đẹp đẽ “tả đột hữu xung”. Chính tài năng miêu tả tài tình của nhà thơ đã làm cho người đọc như đang đứng giữa cái cảnh Lục Vân Tiên trừng trị lũ hung đồ đó. Người đọc như đang chứng kiến cái hành động vô cùng nhanh nhạy đầy linh hoạt, khi “tả đột hữu xông” làm bọ cướp lao đao “bốn phía vỡ tan”, phải nhanh chân “tìm đàng chạy ngay”. Tên cầm đầu là Phong Lai đã bị Lục Vân Tiên đánh cho “chẳng kịp trở tay” kết quả hắn phải nhận được vô cùng đích đáng “thác rày thân vong”.
Hình ảnh Lục Vân Tiên đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chính là hình ảnh của một chàng trai xả thân mình vì chính nghĩa mà không hề toan tính thiệt hơn đối với bản thân. Hành động hào hiệp, trượng nghĩa, thông minh, nhanh nhẹn, của con người liêm khiết, chính trực đây cũng là hình tượng về người anh hùng lí tưởng tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện.
Theo Tapchivanhoc.com