Dàn ý bài: Phân tích hình ảnh mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Em hãy lập dàn ý cho đề bài: Phân tích hình ảnh mảnh trăng cuối rừng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

A, Mở bài:

-Giới thiệu tác giả tác phẩm

-Giới thiệu hình ảnh mảnh trăng là một trong những hình ảnh nghệ thuật quan trọng trong việc tạo lên sự thành công của tác phẩm.

B, Thân bài:

1, Tên truyện “Mảnh trăng cuối rừng”

– Lí do đặt tên truyện: Nguyễn Minh Châu luôn luôn tâm niệm một điều là phải “cố gắng đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong cái bề sâu tâm hồn con người”. Và dường như ông đã tìm được những “hạt ngọc” như thế ở trong con người chống Mĩ. Vì vậy, câu chuyện chống Mĩ này phải được mang một cái tên đẹp tương xứng với “hạt ngọc”. “Hạt ngọc” ẩn giấu lại được nhận ra vào cái giây phút bất ngờ ấy, trong ánh trăng dịu dàng và ngời ngợi. Thế là cái tên truyện hình thành: Mảnh trăng – tượng trưng cho vẻ đẹp con người chông Mĩ. Sau đó Nguyễn Minh Châu thêm vào hai chữ cuối rừng đế xác định rõ hơn về một không gian cụ thể của câu chuyện.

– Tên truyện “Mảnh trăng cuối rừn’ là một tên mang một vẻ đẹp lãng mạn. Không phải là một vầng trăng mà phải là mảnh trăng, vầng trăng thì rõ ràng quá, gợi sự tròn đầy, chẳng còn gì bị khuất lấp mà phải kiếm tìm nữa. Đằng này là mảnh trăng, lại là mảnh trăng ở nơi cuối rừng, nó như lẩn khuất đâu đây, chập chờn ẩn hiện, gần đấy mà lại như còn xa vời gợi sự kiếm tìm. Câu chuyện diễn ra ở một vùng chiến sự nóng bỏng, ác liệt mà lại có cái tựa đề Mảnh trăng cuối rừng thì thật thơ mộng và lãng mạn. Bản thân cái tựa đề đã mang cảm hứng lãng mạn rất đẹp của truyện ngắn chống Mĩ trong những năm tháng hào hùng, sôi động đó.

  1. Dễ nhận thấy “mảnh trăng cuối rừng” là biểu trưng cho vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt trong truyện

– Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Minh Châu đã đặt tên cho hai nhân vật trong truyện là Nguyệt và Lãm. Nguyệt là trăng, Lãm là nhìn ngắm. Trên chuyến xe Nguyệt đi nhờ, anh lái xe Lãm đã “nhìn ngắm” cô công nhân giao thông mới gặp lần đầu và “phát hiện” dần dần những vẻ đẹp còn ẩn giấu trong cô, cho đến lúc vẻ đẹp ấy bộc lộ rõ và ngời sáng thì anh thấy nó đẹp như… một mảnh trăng cuối rừng chỉ ẩn hiện, chấp chới mãi phía trời xa, không dễ gì nắm bắt được

– Quá trình “phát hiện” của Lãm hay vẻ đẹp của Nguyệt được hiện ra ở các chặng sau đây trong cuộc hành trình có nhiều bất ngờ và thú vị ấy:

+ Gặp thây rõ bản lĩnh cứng cỏi mà đáng yêu của cô gái.

+ Dừng xe tránh xe xích: vẻ đẹp ngoại hình hiếm có – một vẻ đẹp mát mẻ như sương núi.

+ Trăng lên: Dụ ý nói là vẻ đẹp cô gái hòa nhập vào ánh trăng, khuôn mặt ngời lên trong ánh trăng – một vẻ đẹp lạ thường làm cho Lãm “choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh”.

+ Cứu xe: vẻ đẹp của hành động dũng cảm và lòng vị tha trong sáng khiến cho trong lòng Lãm “dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”.

+ Đi tìm nhưng không gặp: chỉ còn tấm ảnh Nguyệt “như một con chim non đang tập bay” – đây chính là vẻ đẹp của mảnh trăng cuối rừng, không dễ gì nắm bắt được.

– Nguyệt đẹp như ánh trăng trên cao kia vậy, Nguyệt là ánh trăng hay ánh trăng đã làm Nguyệt thêm đẹp? Những điều này không cần phải rạch ròi, tách bạch mà cứ để cho nó hòa nhập, chuyển hóa mơ hồ huyền ảo thì cái sắc màu lãng mạn mới thật lung linh. Và ta chỉ biết rằng, nếu như tước bỏ hết những ánh trăng, những đoạn tả trăng trong truyện thì câu chuyện tình của Nguyệt và Lãm sẽ trở nên rõ ràng một cách… nhạt nhẽo và không sao có thể bay bổng lên được. Ánh trăng quả đã tạo ra một không gian riêng, một “không khí” riêng bao bọc lấy câu chuyện và tắm đẫm nhân vật chính – Nguyệt trong cái ánh sáng trong trẻo, huyền hồ của nó. Có thể nói trong cái thế giới đặc biệt ấy, cái đẹp hiện ra rạng rỡ hơn lung linh hơn và mở ra cả những chiều sâu thẳm cơ hồ chưa thể với tới được.

C, Kết bài:

-Khẳng định sự thành công khi xây dựng lên một hình ảnh đầy nghệ thuật, qua hình ảnh này nhà văn như gửi được thông điệp của mình qua đó một cách tinh thế và tài ba.

-Và trong truyện ngắn đặc sắc này, ánh trăng đã được Nguyền Minh Châu miêu tả như một môtíp nghệ thuật đặc sắc, có sức làm nên vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm. Càng nghĩ càng thấy nhà văn đã tìm cho truyện một cái tựa đề đích đáng, không thể nào khác được, không thể nào đúng hơn.

    Check Also

    7239 1494911290062 1019 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *