Cảm nhận về giá trị của ca dao dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình
Hướng dẫn
Ca dao dân ca về tình cảm gia đình thường đề cập đến những tình cảm thiêng liêng, đáng quý của tình cảm gắn bó, thiêng liêng giữa những người thân yêu trong gia đình. Bằng những hiểu biết của mình sau khi học xong những bài ca dao về chủ đề này, em hãy trình bày cảm nhận giá trị của Ca dao dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình.
I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận về giá trị về Những câu hát về tình cảm gia đình
a. Mở bài
Giới thiệu khái quát về những câu hát về tình cảm gia đình trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam: Trong kho tàng ca dao dân ca của Việt Nam có một khối lượng lớn những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình
b. Thân bài
Nêu cảm nhận về giá trị của những câu hát về tình cảm gia đình
- Nêu cảm nhận về giá trị những câu hát về công ơn cha mẹ: Với bài ca dao thứ nhất, ta cảm nhận được sự gần gũi quen thuộc của những lời ru mà mẹ và bà
- Nêu cảm nhận về giá trị những câu hát về nỗi nhớ quê mẹ của người con gái lấy chồng xa: Ta cảm nhận được qua từng câu chữ nỗi buồn da diết, thương nhớ xót xa
- Nêu cảm nhận về giá trị những câu hát về sự biết ơn đối với ông bà: Đặc biệt hơn trong bài ca dao thứ ba, chúng ta dành sự thương nhớ và biết ơn đối với ông bà tổ tiên
- Nêu cảm nhận về giá trị những câu hát về tình cảm anh em: Cuối cùng là bài ca dao về tình cảm anh em, câu hát là lời khuyên nhủ anh em phải thuận hòa
3. Kết bài
Ý nghĩa của những câu hát về tình cảm gia đình: Qua bài “Ca dao dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình” chúng ta cảm nhận được những ý nghĩa sâu sắc.
II. Bài tham khảo
Trong kho tàng ca dao dân ca của Việt Nam có một khối lượng lớn những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình, những câu hát là sự thể hiện lối sống tinh thần lành mạnh, đẹp đẽ và phong phú của người dân lao động. Tiêu biểu trong số những bài ca dao dân ca đó có một số bài sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Những câu hát về tình cảm gia đình mang nội dung chủ yếu là lời nhắc nhở, khuyên bảo của bậc ông bà cha mẹ đối với con cái hoặc là sự bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của con cháu đối với ông bà và cha mẹ. Có thể thấy cách thể hiện nội dung của những câu hát vô cùng gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ và đi sâu vào lòng người. Bên cạnh đó những bài ca dao, câu hát sử dụng chủ yếu những hình ảnh so sánh, và ẩn dụ quen thuộc.
Với bài ca dao thứ nhất, ta cảm nhận được sự gần gũi quen thuộc của những lời ru mà mẹ và bà thương đung đưa bên cánh võng, những lời ru vừa nhẹ nhàng, tha thiết lại da diết, khẳng định công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như trời biển mênh mông. Âm điệu của câu hát như một lời thủ thỉ và tâm tình, nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ trách nhiệm và bổn phận báo hiếu cha mẹ, đền đáp công ơn sâu dày. Công cha nghĩa mẹ sánh ngang với những biểu tượng lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên. Và cũng chỉ có những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ, kĩ vĩ và lớn lao như vậy mới diễn tả được công ơn của cha mẹ. Có thể thấy lời của bài hát ru đã từ từ thấm qua dòng sữa ngọt ngào, lời ru êm ái, từng ngày nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách mỗi chúng ta.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Với bài ca dao thứ hai, ta thấy một hình ảnh quen thuộc là “ngõ sau”, ngõ sau hay bến quê là những hình ảnh gắn với số phận của những người con gái đi lấy chồng xa. Câu hát chính là lời tâm sự giãi bày tâm trạng của một người phụ nữ có hoàn cảnh như vậy. Ta cảm nhận được qua từng câu chữ nỗi buồn da diết, thương nhớ xót xa, cảnh chiều lại thêm phần gợi thương gợi nhớ dạt dào bởi đó là thời điểm của sự đoàn tụ mái ấm gia đình. Vậy mà người con gái đi lấy chồng xa lại phải lủi thủi nơi đất khách quê người. Ngõ sau vắng lặng càng khắc sâu sự cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ, biết bao sự tủi hờn và cay đắng chất chứa trong lòng nhưng không biết san sẻ cùng ai.
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Đặc biệt hơn trong bài ca dao thứ ba, chúng ta dành sự thương nhớ và biết ơn đối với ông bà tổ tiên, sự kính yêu và kính trọng đối với ông bà được diễn đạt qua từ “ngó” thể hiện một sự trân trọng và tôn kính. Những nuộc lạt mái nhà thể hiện cho công lao không thể đo đếm được, cũng như nói đến sự bền chặt của tình cảm huyết thống. Cuối cùng là bài ca dao về tình cảm anh em, câu hát là lời khuyên nhủ anh em phải thuận hòa, trên kính dưới nhường, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Anh em hòa thuận là cha mẹ vui lòng, đó cũng là một cách hiếu dưỡng đối với cha mẹ.
Qua bài “Ca dao dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình” chúng ta cảm nhận được những ý nghĩa sâu sắc cất lên từ trái tim của những người lao động, những câu hát đó sẽ còn sống mãi và vang mãi trong mỗi tâm hồn chúng ta.
Theo Tapchivanhoc.com