Cảm nhận về đoạn vănCốm là thức quà đặc biệt…hạnh phúc bền lâu

Cảm nhận về đoạn vănCốm là thức quà đặc biệt…hạnh phúc bền lâu

Hướng dẫn

Dựa vào văn bản Một thứ quà của lúa non – cốm đã học, em hãy trình bày cảm nhận của mình về đoạn văn “Cốm là thức quà riêng biệt….hạnh phúc bền lâu”.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, đoạn văn: “Một thứ quà của lúa non – cốm” tác phẩm thể hiện nhiều ý nghĩa, nét đặc trưng, cái hay của “Cốm” và đặc biệt là thể hiện một nét đặc sắc của văn hóa dân tộc ta Tác phẩm “Một thứ quà của lúa non – cốm” tác phẩm thể hiện nét đẹp của dân tộc ta, thể hiện giá trị văn hóa qua một thứ quà quê hương bình dị, mộc mạc

2. Thân bài

-“Cốm” thức dâng của trời đất, sản phẩm văn hóa độc đáo

  • Đất nước ta xuất phát điểm thấp và đi lên từ cây lúa, và hình ảnh đó quá đỗi quen thuộc đối với mỗi vùng quê, là hình ảnh được trời đất ban tặng và lưu giữ truyền lại từ lau đời.
  • “Cốm” là một món ăn độc đáo hình thành từ những bàn tay khéo léo của con người, không quá phô trương, không quá cầu kì, nó mang vẻ đẹp của sự mộc mạc, giản dị và thanh khiết

-“Cốm” và “Hồng” sự kết hợp hoàn hảo, ý nghĩa mà tác giả gửi vào đoạn văn

  • “Cốm” và “Hồng”, một sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn cả về hương vị lẫn màu sắc
  • Qua vẻ đẹp tác giả ca ngợi nét đẹp của văn hóa cổ truyền, phê phán những kẻ mới giàu vô học không biết trân trọng gìn giữ nét đẹp quê hương
Xem thêm:  Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ “Lượm” của Tố Hữu

3. Kết bài

Cảm nghĩ về đoạn văn: Đoạn văn dù rất ngắn nhưng đã thể hiện được nét đẹp truyền thống của một đất nước, nét đẹp từ những thứ mộc mạc, giản dị mà lại vô cùng thanh cao.

Bài viết liên quan đến tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốm:

>>Giới thiệu về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Một thứ quà của lúa non – cốm

>>Phân tích hương vị cốm qua bài Một thứ quà của lúa non – Cốm

>>Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốm

>>Cảm nhận của em khi đọc bài Một thứ quà của lúa non – cốm

>>Phân tích cái hay ở văn bản Một thứ quà của lúa non – Cốm

>>Giới thiệu về tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốm của tác giả Thạch Lam

II, Bài tham khảo

Hương vị quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, là đặc sản đối với những nhà văn nhà thơ nhạy cảm trong cảm nhận những chuyển biến nhỏ bé nhất của quê hương mình. Thạch Lam cũng vậy, một trong những sáng tác của ông thấm đượm hương vị quê hương đó là “Một thứ quà của lúa non – cốm” tác phẩm thể hiện nhiều ý nghĩa, nét đặc trưng, cái hay của “Cốm” và đặc biệt là thể hiện một nét đặc sắc của văn hóa dân tộc ta.

Toàn bộ tác phẩm thì có lẽ phần hai là phần độc đáo nhất, đoạn văn thể hiện “Cốm” là thức dâng của trời đất, là một sản phẩm văn hóa độc đáo. Đất nước ta xuất phát điểm thấp và đi lên từ cây lúa, và hình ảnh đó quá đỗi quen thuộc đối với mỗi vùng quê, những kí ức khó tả về hình ảnh cánh đồng xanh bát ngát thẳng cánh cò bay hay những cánh đồng trải dài bởi một màu vàng với những bông lúa nặng trĩu, hay hình ảnh những đứa trẻ nô đùa không biết mệt mỏi, chạy nhảy tung tăng chẳng lo nghĩ khi hoàng hôn buông xuống trên cánh đồng, tất cả đều gắn liền với bông lúa của đất nước.

Xem thêm:  Em hãy viết đoạn văn kết bài cho bài viết thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Và “Cốm” cũng vậy, là một món ăn độc đáo được thiên nhiên ban tặng, được hình thành từ những bàn tay khéo léo của con người lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể cưỡng lại. Thức quà đó không quá phô trương, không quá cầu kì, nó mang vẻ đẹp của sự mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê, nơi có những con người chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ngày đêm không quản gió mưa chăm lo từng bông lúa căng mọng.

Nhìn từ phương diện văn hóa trong những ngày tết thì “Cốm” dùng vào lễ siêu tết vì cốm là vật dâng của trời đất, cốm mang trong mình nét đẹp văn hóa lâu đời của một đất nước nông nghiệp, cốm mang hương vị thanh nhã lại hết sức đậm đà, bên cạnh đó “Cốm” và “Hồng” sinh ra là để dành cho nhau, một sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn cả về hương vị lẫn màu sắc, màu ngọc lựu già của hồng hài hòa với màu ngọc thạch của cốm, vừa tôn lên vẻ đẹp của nhau vừa bổ trợ cho nhau để tạo nên vẻ cao quý của lễ vật, còn về hương vị thì một món quà thanh đạm với một thứ ngọt sắc đã nâng đỡ, hòa quyện, bổ sung cho nhau rất hài hòa. Qua vẻ đẹp không thể thay thế đó tác giả ca ngợi nét đẹp của văn hóa cổ truyền, nét đẹp đã có từ rất lâu đời đồng thời cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi nét đẹp đó đang dần bị thay thế bằng những thứ bóng bẩy, hào nhoáng và thô kệch khi bắt chước nước ngoài, đó cũng là một cách phê phán những kẻ mới giàu vô học không biết trân trọng gìn giữ nét đẹp quê hương, chạy theo xu hướng Âu hóa mù quáng, một cái nhìn rất mới, đúng đắn và tiến bộ mà tác giả thể hiện.

Xem thêm:  Tả lại khu phố hay thôn xóm nơi em ở vào một ngày mùa đông lạnh giá.

Đoạn văn dù rất ngắn nhưng đã thể hiện được nét đẹp truyền thống của một đất nước, nét đẹp từ những thứ mộc mạc, giản dị mà lại vô cùng thanh cao, qua đây cũng là lời nhắn nhủ tới việc trân trọng nền văn hóa lâu đời của chính dân tộc ta, hòa nhập chứ không hòa tan, biết cách tiếp xúc chọn lọc để phát triển và đưa nét đẹp đó vươn xa hơn ngoài thế giời.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh gai hoc sinh cap 3 de thuong 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *