Cảm nhận của em về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương

Bài làm

Sự kiện lịch sử vào ngày mùng 2/9/1969 thì cả nước ta phải chứng kiến nỗi đau đến tột cùng đó chính là người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Bác Hồ Chí Minh đã ra đi. Cả dân tộc ta vô cùng thương xót, có biết bao nhiêu áng thơ đã nói về Bác và thể hiện sự yêu thương, biết ơn và cả sự tiếc thương đến vô hạn trước sự ra đi của Bác. Nhà thơ Viễn Phương là một người con miền Nam cũng xúc động đến nghẹn lời khi viết lên những dòng thơ để nói lên tâm tư tình cảm của mình đối với vị cha già của dân tộc. Tất cả những xúc cảm này được Viễn Phương thể hiện trong bài thơ “Viếng lăng Bác” với một lòng thành kính.

Ngay từ phần mở đầu bài thơ đó cũng chính là nỗi lòng lòng của nhà thơ Viễn Phương khi có dịp đặt chân đến lăng Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngay ở câu thơ đầu thôi vang lên thật giống như một lời thông báo vô cùng giản dị muốn nói về hoàn cảnh là tác giả ở trong miền Nam xa xôi nay được đến lăng Bác. Ấn tượng nhất với nhà thơ đó chính là hàng tre đằng ngà ngay trước lăng. Từ bao đời nay thì hình ảnh của cây tre luôn gắn bó với người dân Việt và là biểu tượng cho những nét tính cách của người dân đó là ngay thẳng, trung thực và không chịu khuất phục trước kẻ thù. Cho dù có bão táp, cho dù co mưa sa thì hàng tre vẫn cứ đứng thẳng hàng. Một điều đặc biệt ở khổ thơ đó chính là cách xưng hô mà Viễn Phương chọn lựa. Đó chính là việc tác giả xưng hô “Con” và gọi “Bác” mang đến cho câu thơ có một sự gần gũi và chứa chan tình cảm đến lạ thường. Chẳng khác gì đứa con sau bao nhiêu ngày xa người thân nay được đoàn tụ thì tình yêu như vỡ òa ra.

Xem thêm:  Giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, thuộc về nhân loại

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà Đế quốc là loại dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người…

Công lao của nhà thơ Viễn Phương cũng là đã kết hợp ẩn dụ với nghệ thuật nhân hóa vô cùng đặc sắc. Hình ảnh mặt trời của tự nhiên mang được một vẻ đẹp thật chói lóa, rực rỡ nữa và đem lại sự sống cho trái đất. Mặt trời có vị trí cũng như vai trò quan trọng như thế nào với thiên nhiên thì Bác Hồ cũng đóng vai trò, vị trí lớn lao với vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Thực sự tác giả Viễn Phương cũng ví Bác với mặt trời như ngầm nói lên công lao to lớn của bác và đồng thời lại vừa nhấn mạnh được tư tưởng của Bác. Chưa hết việc ví von này cũng thể hiện được sự biết ơn sâu sắc của Viễn Phương với Bác.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương

Không khó đế nhận thấy được điệp từ “ngày ngày” dường như cũng đã diễn tả vòng thời gian cứ luôn tuần hoàn liên tục và đều đặn không bị ngắt quãng. Câu thơ gợi liên tưởng rằng ngày nào cũng thế, cứ từng dòng người dường như cũng cứ lần lượt vào thăm viếng Bác. Viễn Phương thật tài tình khi ông viết theo thể thơ tám chữ thế như ở đây ta nhận thấy trong hai câu thơ trên lại có tới 9 chữ. Đây cũng chính là một dụ ý nghệ thuật của tác giả như khiến cho nhịp thơ dài ra và dòng cảm xúc cũng chính vì thế cũng ngân nga mãi giống như những đợt sóng nối đuôi nhau. Câu thơ dài ra như ngân vang và cũng chất chứa biết bao nhiêu cảm xúc thật đẹp đẽ biết bao nhiêu. Hình ảnh đoàn người đến thăm lăng Bác khiến cho Viễn Phương nhận thấy vô cùng giống những tràng hoa tươi thắm để dâng lên Bác, để tỏ rõ lòng biết ơn. Đoàn người cứ thế đi vào trong lăng và mang một sự xót thương, sự thương nhớ với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Xem thêm:  Suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Bước vào trong lăng niềm cảm xúc như được vỡ òa ra, ta nhận thấy được ở đây chính là nghệ thuật nói giảm nói tránh sự ra đi của Bác như một giấc ngủ bình yên mà thôi. Hình ảnh ánh trăng lại được xuất hiện như khiến cho ý thơ đẹp hơn, người đọc cũng cảm nhận thấy được ở đây hình ảnh gợi tả được sự thanh thản của Bác trong giấc ngủ vĩnh hằng. Và trong thâm tâm Viễn Phương thấy đau nhói trong tim vì thương nhớ Bác, không thể phủ nhận được sự ra đi của Bác

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Viễn Phương như cố gắng gượng kìm nén cảm xúc, không muốn nước mắt tuôn rơi khi mà tác giả ngẫm tới sự ra đi vĩnh viễn của Bác. Thế rồi đến khổ thơ cuối khi mà nhà thơ phải ra về thì cảm xúc như lấn át hơn và dặn lòng mình cũng như có được nỗi ước nguyện cháy bỏng:

Mai về miền Nam dâng trào nước mắt

Muốn là con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Nhà thơ sắp chia tay lăng Bác, mới chỉ nghĩ thôi mà đã dâng trào dòng lệ. Và kìm nén đau thương Viễn Phương cũng có được những ước nguyện như muốn làm con chim để có thể mang lại tiếng hót, mong muốn làm bông hoa để tỏa hương thơm và thêm một lần nữa hình ảnh cây tre lại được xuất hiện như càng nhác nhớ nhà thơ phải biết sống tốt, luôn giữ nhưng phẩm chất cao quý của người Việt để có thể thể hiện được sự biết ơn với Bác.

Xem thêm:  Phân tích người anh hùng thời Trần trong bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.

Khi đọc xong bài thơ vô cùng cảm xúc – Viếng lăng Bác thì mỗi chúng ta càng cảm thấy thấm thía hơn về những công lao trời biển của Bác. Nhưng tư tưởng, những bài học của Người cũng sẽ mãi mãi sống mãi với năm tháng.

Minh Nguyệt

Check Also

1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *