Cảm nghĩ về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ Côn Sơn ca – Bài văn của Ngọc Hà chuyên văn

Cảm nghĩ về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ Côn Sơn ca – Bài văn của Ngọc Hà chuyên văn

Hướng dẫn

Côn Sơn Ca là bài thơ tác giả Nguyễn Trãi sáng tác khi về ở ẩn tại núi Côn Sơn, bài thơ không chỉ phác họa thành công bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn bộc lộ chân dung của người thi sĩ. Dựa vào những hiểu biết của bản thân về bài thơ, em hãy trình bày cảm nghĩ của em về con người Nguyễn Trãi qua Côn Sơn Ca.

I. Dàn ý chi tiết cho đề trình bày cảm nghĩ về con người Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Nguyễn Trãi – một Danh nhân văn hóa thế giới, nhà văn hóa và nhà quân sự lỗi lạc của nước nhà. Trong số các thi phẩm của ông có bài “Côn Sơn ca”, bằng việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, nhà thơ đã gửi gắm vào đó tâm hồn thi nhân nhạy cảm và lạc quan của mình.

2. Thân bài

  • Nguyễn Trãi là một nhà thơ tinh tế: Thứ âm thanh đó phải là một con người tinh tế và trải đời mớ cảm nhận được và lắng đọng trong đó để suy nghĩ về những chuyện của mình và của cuộc đời.
  • Tâm hồn của Nguyễn Trãi khoáng đạt và lạc quan yêu đời: Điều đó còn chứng tỏ ông là người luôn lạc quan, yêu đời và tìm cho mình những thú vui riêng, giản dị mà không cầu kì, từ ngay trong tạo hóa thiên nhiên, giữa đất trời bao la rộng lớn
  • Nguyễn Trãi đã hòa mình vào thiên nhiên, rũ bỏ mọi vướng bận công danh, bụi trần: Hình ảnh rừng thông bạt ngàn, xanh cao vút và trạng thái tìm nơi bóng mát của người thi sĩ đã cho ta thấy được sự nhàn nhã và thoải mái mà ông đang hường thụ
  • Nguyễn Trãi là một người thanh cao, thanh bạch: Cây trúc chính là biểu tượng của bậc thi nhân, thi sĩ, họ mang trong mình tâm hồn ngay thẳng, thanh bạch, không vương vấn bụi trần ganh đua. Đó chính là hình ảnh đại diện cho tâm hồn và con người Nguyễn Trãi.
Xem thêm:  Nghị luận xã hội về mái ấm gia đình – văn lớp 9

3. Kết bài

Khẳng định giá trị con người Nguyễn Trãi qua bài thơ: Như vậy chỉ bằng tám câu thơ ngắn ngủi, tập trung vào tả cảnh nhưng ta đã cảm nhận được tất cả những cốt cách thanh cao trong tâm hồn và con người của Nguyễn Trãi, ông xứng đáng là biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam và cả thế giới.

Bài viết liên quan đến bài thơ Côn Sơn Ca:

>>Phân tích bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi để thấy được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của người thi sĩ

>>Giới thiệu về Nguyễn Trãi – Tác giả của bài thơ Bài ca Côn Sơn

>>Giới thiệu về bài thơ Bài ca Côn Sơn của tác giả Nguyễn Trãi

>>Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi

>>Hướng dẫn soạn văn Bài ca Côn Sơn – Chương trình Ngữ văn lớp 7

II. Bài tham khảo cho đề trình bày cảm nghĩ về con người Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca

Nguyễn Trãi – một Danh nhân văn hóa thế giới, nhà văn hóa và nhà quân sự lỗi lạc của nước nhà. Ông để lại cho nhân loại một kho tàng những tác phẩm văn chương đặc sắc, có giá trị vô cùng to lớn cho việc phát triển văn học Việt Nam. Trong số các thi phẩm của ông có bài “Côn Sơn ca”, bằng việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, nhà thơ đã gửi gắm vào đó tâm hồn thi nhân nhạy cảm và lạc quan của mình.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về mùa xuân

Mở đầu bài thơ là miêu tả âm thanh của tiếng suối chảy trong rừng, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa tiếng suối chảy như tiếng đàn cầm.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Câu thơ đã lấy cái động để làm nổi bật lên cái tĩnh, tiếng suối êm ái và dịu dàng như tiếng đàn bên tai, là một âm thanh đẹp giữa chốn núi rừng tĩnh mịch. Thứ âm thanh đó phải là một con người tinh tế và trải đời mớ cảm nhận được và lắng đọng trong đó để suy nghĩ về những chuyện của mình và của cuộc đời.

“Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đa như ngồi chiếu êm”

Hình ảnh so sánh những tảng đá là một chiếu êm quả là đặc sắc, sau những trận mưa, trên đá mọc một lớp rêu, thi nhân không lấy làm phiền hà vì điều đó mà còn cho rằng lớp rêu ấy là chiếu êm cho ông ngồi được thoải mái. Chính vì tâm hồn khoáng đạt và tự nhiên trong con người Nguyễn Trãi nên ông đã cảm nhận và viết ra được lời thơ như thế. Điều đó còn chứng tỏ ông là người luôn lạc quan, yêu đời và tìm cho mình những thú vui riêng, giản dị mà không cầu kì, từ ngay trong tạo hóa thiên nhiên, giữa đất trời bao la rộng lớn.

“Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”

Hình ảnh rừng thông bạt ngàn, xanh cao vút và trạng thái tìm nơi bóng mát của người thi sĩ đã cho ta thấy được sự nhàn nhã và thoải mái mà ông đang hường thụ. Ông đã hòa mình vào thiên nhiên, với cuộc sống, dường như được là chính mình. Những hàng động đơn giản ấy đã cho thấy một tâm hồn thanh bạch đã được thả tự do, không còn bon chen với đời. Qua những lời thơ của Nguyễn Trãi, ta thấy được như ông đang nghỉ ngơi, không hề vướng bận một suy nghĩ nào về công danh, cuộc sống, ông đã từ bỏ chốn quan trường để lui về ở ẩn.

Xem thêm:  Kể lại một câu chuyện cảm động về tình bạn mà em biết hoặc được chứng kiến

“Trong rừng có trúc bóng râm

Dưới màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn”

Đó là một cuộc sống ở ẩn mà người ta thường ao ước, còn gì hạnh phúc hơn khi ban ngày được nằm dưới bóng cây xanh mát, ban đêm lại thưởng nguyệt họa thơ. Cây trúc chính là biểu tượng của bậc thi nhân, thi sĩ, họ mang trong mình tâm hồn ngay thẳng, thanh bạch, không vương vấn bụi trần ganh đua. Đó chính là hình ảnh đại diện cho tâm hồn và con người Nguyễn Trãi.

Như vậy chỉ bằng tám câu thơ ngắn ngủi, tập trung vào tả cảnh nhưng ta đã cảm nhận được tất cả những cốt cách thanh cao trong tâm hồn và con người của Nguyễn Trãi, ông xứng đáng là biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam và cả thế giới.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh dep mo95757972 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *