Bình luận về văn minh, lịch sự trong xây dựng nếp sống mới, con người mới hiện nay ở đất nước ta
Gợi ý
Xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, con người mới của xã hội mới mang vẻ đẹp mới đậm đà bản sắc dân tộc đã được nhiều người nhắc tới, lưu ý nhiều đến văn minh, lịch sự. Đây là một vấn đề có nội dung rộng lớn, phong phú, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, rất thiết thân đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống và nếp sống hằng ngày.
Thế nào là văn minh, lịch sự? Văn minh là một khái niệm khá rộng lớn nói về trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài ngoài, có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng. Ví dụ: Văn minh Ai Cập; Văn minh phương Đông… Hiểu theo nghĩa hẹp thì văn minh là chỉ con người, sự vật, nếp sống, nếp sinh hoạt đã được định hình với những đặc trưng trong sáng, đẹp đẽ của nền văn hóa phát triển cao. Ví dụ, một nếp sống văn minh, một con người văn minh.
Vậy thế nào là lịch sự? Lịch sự là có thái độ, cử chỉ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của cộng đồng, của xã hội. Ví dụ, ăn nói lịch sự. Nói đến lịch sự là nói đến cách sống đẹp vừa sang trọng, vừa nhã nhặn từ lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động, cách ăn mặc, cách sống…. được đồng loại quý mến, trân trọng.
Ở đây, chúng tôi chỉ bàn về nghĩa cụ thể, nghĩa hẹp của vấn đề văn minh, lịch sự.
Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta, xã hội ta đã có nhiều đổi mới và phát triển đáng tự hào. Nhiều khu đô thị mới ra đời. Giao thông phát triển mạnh. Đường sá, cầu công đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Bến đò ngang, cầu khỉ, cảnh xếp hàng chen lấn… đang được khẩn trương giải quyết từng ngày.
Trong tập thơ Dòng nước ngược, Tú Mỡ từng viết:
Phá đình đi! Phá đình đi.
Còn đình hủ tục, còn di hại nhiều!
Có biết bao hủ tục từng diễn ra nơi cái đình “xôi thịt” ngày xưa của những lí đương, lí cựu, của Nghị Quế… mà Ngô Tất Tô’ đã nói đến trong tiểu thuyết Tắt đèn, trong phóng sự Việc làng, nay đã bị xóa bỏ. Nhưng những đình làng Mông Phụ xứ Đoài, đình làng Đình Bang ở Bắc Ninh, và hàng nghìn đình làng khác ở xứ Đông, ở Sơn Nam Hạ… vẫn được tồn tại giữ gìn, vì đó là biểu tượng cho nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Những túp lều gianh xiêu vẹo ẩm thấp đã được thay thế trong phong trào “ngói hóa”. Các công trình đường, trường, trại, điện đã làm thay đổi hẳn bộ mặt nhiều xóm làng. Nông thôn Việt Nam đã và đang phát triển trên con đường văn minh; kĩ thuật canh tác mới đã làm cho nền sản xuất nông nghiệp được công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Tết trồng cây gây rừng được tổ chức thành phong trào quần chúng rộng khắp. Toàn dân hưởng ứng bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Xử lí ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí, chống lốỉ sống, nếp sống, thói quen xấu như xả rác bừa bãi khắp mọi nơi… để tạo nên cảnh quan đẹp, nếp sống mới văn minh. Đẩy lùi các tệ nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy. Các lễ hội dân gian đầu xuân được tổ chức đông vui; vẻ đẹp dần tộc truyền thông được giữ gìn và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
Vẻ đẹp văn minh thể hiện ở trường học, bệnh viện, nhà trẻ, nhà máy, cơ quan, công viên, nông thôn, thành phố… Cuộc sống và phong cách sống của các thế hệ trẻ in rõ nhất dấu ấn văn minh hiện đại, mà đến đâu ta cũng dễ dàng nhìn thấy.
Có văn minh mới có lịch sự; có lịch sự mới có văn minh. Chỉ xin nói về lịch sự trong sinh hoạt, nếp sống cá nhân giữa cộng đồng. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy để làm cho con người sống lịch sự hơn. Ăn mặc không rách rưới; áo quần sạch sẽ, gọn gàng, đầu tóc, mặt mày sạch sẽ, ngay ngắn; không chen lấn, xô đẩy kiểu mạnh ai nấy làm; trên xe bus, biết nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, cụ già, đàn bà mang thai, em nhỏ…; đó là lịch sự trong ứng xử, trong nếp sống. Kẻ bất lịch sự bị chê cười. Ai cũng cảm thấy sống lịch sự là đẹp.
Mọi người biết trên kính, dưới nhường. Trẻ em lễ phép, ngoan ngoãn biết “gọi dạ bảo vâng”, thực hiện đúng năm điều Bác Hồ dạy; niềm nở khi khách đến nhà; thân tình, vui vẻ, hòa nhã trong quan hệ bạn bè, láng giềng.
Tuy đó đây còn có hiện tượng cảnh lộn xộn, chụp giật, xô bồ, bẩn thỉu; còn có loại người gian manh, bất hiếu, bất nghĩa, vô lễ, càn quấy, sống buông thả, nhếch nhác. Tuy đó đây còn bao hiện tượng tiêu cực làm cho bức tranh xã hội bị hoen ố’. Nhưng mỗi chúng ta có thể tự hào về đất nước ta, con người Việt Nam đã và đang đổi mới, ngày càng văn minh, lịch sự. Khách du lịch kéo đến Việt Nam ngày một nhiều. Hà Nội là thủ đô hòa bình. Con người Việt Nam lịch sự, mến khách. Xin được nhắc lại câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Thanh lịch là nét đẹp của người Hà Nội, của người dân Việt. Bàn về văn minh, lịch sự, nhắc lại câu ca dao trên, mỗi chúng ta cũng cảm thấy ít nhiều thú vị.
Hocvanvanhoc.com