Bình giảng đoạn thơ Trao Duyên trong Truyện Kiều

Bình giảng đoạn thơ Trao Duyên trong Truyện Kiều

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy bình giảng đoạn thơ Trao duyên trích trong truyện kiều của Nguyễn Du

Mở bài Bình giảng đoạn thơ Trao Duyên trong Truyện Kiều

Trao duyên là đoạn thơ hay và có ý nghĩa rất lớn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đoạn thơ nói về bi kịch tình yêu của Kiều và mở đầu cuộc đời mười năm năm lưu lạc chốn phương xa. Đoạn thơ này dài 84 câu, từ cầu 693-776, như thấm đẩy giọt lệ của người con gái xinh đẹp “ Hồng nhan bạc mệnh”.

Thân bài Bình giảng đoạn thơ Trao Duyên trong Truyện Kiều

Kiều quyết định bán thân để cứu cha và em trai vượt qua cơn hoạn nạn. Trong lúc đó Kiều đã nghĩ đến tình yêu son sắc của mình và quyết định sang trao duyên cho e gái Thúy Vân để đàn đáp tình cảm đôi lứa.

Mở đầu bài thơ là lời khẩn cầu của Thúy Kiều nhờ Thúy Vân:

Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư.

Keo loan chắp mỏi tơ thừa mặc em.

Tác giả đã xây dựng nên tình huống éo le thật độc đáo. Ngôn từ mà Kiều giành cho Thúy Vân cũng không phải những lời lẽ hàng ngày mà là nhưng lời nói nề nếp gia giáo khi nhờ người khác giúp mình. Kiều cảm thấy sót xa cho bản thân khi rơi vào bi kịch tình yêu bị tan vỡ. Trong khi tình yêu giữ Kiều và Kim “Người quốc sắc, kẻ thiên tài”, Kiều muốn giữ lời thề nên “Cậy” Thúy Vân. Vì chỉ có Thúy Vân mới hiểu được mình. Kiều biết làm vậy sẽ rất khó cho Thúy Vân nhưng sau khi bán mình chuộc cha Kiều cũng không biết cuộc đời mình chôi dạt về đâu nên chỉ còn cách khẩn khoản cầu xin em gái giúp mình. Hai chữ “keo loan” và “mặc em” là lời phó thác đầy tin cậy, tin tưởng. Kiều tĩnh trí nói với em về mối tình của chị đối với chàng Kim là vô cùng sâu nặng và thắm thiết.

Xem thêm:  Phân tích truyện thơ Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

Kiều tuy tâm sự không nhiều nhưng những lời Kiều nói ra là những dòng tâm sự trĩu nặng tâm tư tình cảm. Để dần dần lay động được Thúy Vân, Kiều nói tiếp:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Kiều đã mang cả cái chết của mình ra để nói bởi khi Kiều khi ra khỏi nhà rồi Kiều sẽ không biết cuộc đời mình ra sao và mất đi lúc nào. Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành vừa tha thiết khiến Thúy Vân nghẹn ngào trong lòng buộc phải chấp nhận để giúp chị. Dù gì cũng là chị em ruột thịt lớn lên cùng nhau thôi thì chuyện đã đình nên Thúy Vân đã chấp nhận hi sinh tình yêu và tuổi xuân của mình để giúp chị cũng như giúp cho gia đình.

Một chữ “cười”, hai chữ “thơm lây” cũng đủ cho ta thấy Thúy Kiều là thiếu nữ nhân hậu, luôn nghĩ đến tình nghĩa thuỷ chung. Lúc đau khổ tột cùng, lòng nàng vẫn trong sáng hướng tới hạnh phúc người khác. Tấm lòng ấy mang vẻ đẹp đôn hậu, đức hi sinh của người phụ nữ người chị quê ta.

Vậy mà khi trao những kỉ vật cho Vân, Kiều lại thấy mất mát to lớn không gì bù đắp nổi. Tay Kiều thì trao nhưng lòng Kiều còn cố níu kéo giữ lại một chút gì cho mình:

Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Biết bao giằng xé, đau đớn, chua chát nhưng Kiều vẫn khẩn khoản, van nài em nhận lời trao duyên của mình, vậy mà Kiểu lại thấy mình như là kẻ bị mất người coi mình như là ngưòi mệnh bạc. Tất cả những tình cảm mâu thuẫn ấy càng làm cho tấm bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều thêm đau đớn lên đỉnh điểm. Nguyễn Du thật tinh tế trong cách miêu tả tâm lí nhân vật để bộc lộ rõ cái sót xa và bi kịch của tình yêu.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Mai sau dù có bao giờ

Đốt là hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân, bồ liễu đền nghi trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rảy xin chém nước cho người thác oan.

Những lời Kiều nói đầy tang thương như thể người ở thế giới bên kia đang nói chuyện với người ở thế giới bên này. Điều này càng thể hiện rõ tình yêu rất sâu đậm mà Kiều giành cho Kim Trọng một lòng son sắc thủy chung. Khi đã cố gắng gồng mình nên để trao duyên cho em gái nhưng trong lòng thì vẫn sót xa. Kiều là cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị xã hội xưa vùi dập nên cuộc đời bấp bênh rơi vào bi kịch tình yêu lớn, hạnh phúc lớn tưởng trừng không gì chia cắt được ấy vậy mà bây giờ bị tan vỡ. Kiều đau đớn lắm nhưng vì chữ “Hiếu” nên Kiều chấp nhận hết.

Bây giờ trâm gãy gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.

Kiều đang đối diện với Thuý Vân, thế rồi nàng chuyển sang nói với người yêu trong tâm tưởng. Kiều khóc cho “tơ duyên ngắn ngủi”, khóc cho “trâm gãy bình tan”, đau đớn cam chịu số phận.

“Phận sao phận bạc như vôi,

Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”.

Càng khóc, Kiều càng vật vã đau đớn, nàng chìm dần trong mê sảng.. Hai lần nàng nhắc đến tên người yêu. Nghe nàng khóc mà người đời xót xa thương cảm:

Xem thêm:  Chứng minh rằng Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.

Câu thơ thật hay nói hết nên tâm trạng bị tịch tình yêu tan vỡ nên tột đỉnh. Nàng Kiều sống hết mình trong nỗi đau tột cùng của mình, nhưng trước sau vẫn là một con người giàu lòng vị tha. Kiều thương chàng Kim hơn cả chính bản thân mình, Kiều không đổ lỗi cho hoàn anh mà tự nhận trách nhiệm về mình. Có thể nói, chỉ một chữ phụ thôi mà đã im sáng lên vẻ đẹp nhân cách cao thượng, giàu lòng vị tha của nàng Kiều.

Kết luận Bình giảng đoạn thơ Trao Duyên trong Truyện Kiều

Đoạn thơ “Trao duyên” thật hay và ý nghĩa mặc dù là bi kịch tình yêu tan vỡ đầy đau buồn nhưng qua đó thể hiện tình yêu chung thủy mà Kiều giành cho Kim. Kiều chấp nhận hi sinh bản thân đêm hạnh phúc của mình cho người khác phù hợp nhằm đáp lại tình cảm của Kim giành cho mình. Đồng thời qua đoạn trích đã làm toát nên phẩm chất cao đẹp của người con gái xưa vừa hiền lành giỏi giang lại có hiếu. Nguyễn Du đã phác họa rất thành công nhân vật điển hình trong xã hội xưa và miêu tả rất tinh tế tâm lí, trạng thái của nhân vật để người đọc dễ hiểu và cảm nhận một cách sâu sắc hơn.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

dd926f3ede44a75eb0c4e08157ef0d17 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *