Bình giảng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Đề bài: Bình giảng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử?

Sao em không về chơi thônn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chờ trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Hàm Mặc Tử

Bài làm:

Thơ Hàn Mạc Tử thường có những bước nhảy về ý. Ý nọ cách ý kia một khoảng rất lớn, có lúc ngỡ như không liên hệ gì với nhau, thoáng nhìn bài thơ có cái vẻ đầu Ngô mình Sở thế nào ấy, nhất là ở tập thơ cuối đời của ông. Nhưng, nét đặc sắc ở Hàn Mặc Tử cũng lại là ở đấy: những ý thơ rất xa nhau về ý nghĩa hóa ra lại vẫn có chỗ liền nhau, ấy là ở cái trạng thái xúc cảm. Mà trạng thái xúc cảm của Hàn Mặc Tử thì càng về cuối đời càng kì lạ. Nắm được đặc điểm này là có được chìa khóa mở vào thế giới Thơ điên của Hàn Mặc Tử.

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chưa bao giờ bị liệt vào loại thơ điên, dù có mặt trong tập Thơ điên (tức Đau thương), nó thuộc loại bài trong sáng của đời thơ Hàn (như Mùa xuân chín, Tình quê), câu nào cũng dễ hiểu, hình ảnh dễ tiếp nhận, chữ dùng bình dị, âm điệu quen thuộc. Tuy vậy, vẫn có sự dứt ý. Đoạn đầu tả vườn rất gần với thôn Vĩ. Đoạn hai tả sông, với gió, với mây, với trăng, với hoa bắp lay, không thấy gì gắn riêng với một thôn Vĩ, dù thôn Vĩ có thể có sông Hương, có vườn bắp có gió mây trăng như mọi miền, bảo là một con sông miền ngược của làng nhiều mây nhiều gió nào cũng được. Đoạn thơ nói lòng người, tuy nói đến đường xa, áo trắng nhưng quả thật rất “mờ nhân ảnh”, câu cuối thì không biết là tình quê hay tình yêu. Cho nên đọc thơ Hàn Mạc Tử không nên đọc theo đề tài, sự việc mà phải đọc vào tâm trạng. Cố để cảm thụ được tâm trạng người viết, chúng ta sẽ kinh ngạc thấy rằng hóa ra bài thơ của Hàn Mạc Tử lại liền khối một cách lạ lùng. Bài thơ mười hai câu này không có câu nào mạch lạc, nằm ngoài “từ trường” cảm hứng. Thôn Vĩ được nhắc tới ở câu đầu, cảnh thôn Vĩ được tả ở đoạn đầu, còn sau đó chỉ còn là tâm tình, tâm trạng được gợi lên do một “cái hích ban đầu” là thôn Vĩ.

Xem thêm:  Tả cảnh hoàng hôn ở quê hương em văn tham khảo lớp 5

Thơ tả cảnh của Hàn Mạc Tử rất ít nét, so với Đoàn văn CỪ ở Chợ Tết và Anh Thơ trong tập “Bức tranh quê” sẽ thấy: đúng ra ông không tả, ông chỉ nói vài ấn tượng của cảnh còn lưu trong trí. Cho nên cảnh ít nét, nhưng gợi nhớ lâu, như một sự chọn lọc của tiềm thức, cái gì đáng quên thì đã tự quên rồi không đáng nói nữa. Ông nói tới hàng cau vì hàng cau có một chi tiết khó quên, ấy là nắng mới lên : Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên. Hàng cau tồn tại trong trí nhớ ông là tồn tại với sắc nắng ấy. Nõ giữ chính xác một khoảnh khắc của cảnh, nên sinh động. Lại nhớ câu thơ Hồng Nguyên trong bài Nhớ:

Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau

Đúng là cảnh trong cõi nhớ, rất gợi cảm.

Tả vườn, ông chỉ nói đến cái mướt xanh của nó, mà mướt là chủ yếu, với một so sánh vốn không phổ biến, ví vườn với ngọc. Nhưng đọc câu thơ thì ai cũng thấy là so sánh đúng, đúng trong cảm giác, không thể thay ngọc bằng gì được:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Ấn tượng của cái nắng ở câu thơ trên rọi xuống màu xanh của vườn nên mới tạo ra cái mướt xanh như ngọc, trong màu xanh có ánh sáng mà. Tả vườn như ở câu thơ này đã đến chỗ tinh diệu, vì được tiền hô từ câu thơ trước tả cây, lại được hậu ứng bằng câu thơ sau, tả lá:

Xem thêm:  Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Câu thơ rất tạo hình, hai nét ở hai bình diện: lá trúc và mặt chữ điền. Hơi hướng Á Đông, cổ điển có lẽ sinh ra từ cách chọn lá: lá trúc, và các tả gương mặt: chữ điền. Gương mặt nam giới ứng với câu đầu: Sao anh.

Bốn câu đoạn hai đều không có liên hệ gì về chi tiết với đoạn một, cả vườn và gương mặt chữ điền kia không hề được nhắc lại. Cảnh hoàn toàn khác:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có trở trăng về kịp tối nay?

Nhưng cái tâm trạng thì vẫn một: xa cách, ngóng đợi, vắng vẻ. Không thấy bóng người, chỉ thấy một tâm trạng không còn chỉ là quê nữa. Nếu sông nước, hoa bắp, thuyền đỗ đến có là cảnh của thôn Vĩ thì cũng chỉ để gợi nhớ nỗi niềm man mác vắng xa nào đó, mà tác giả thấy chẳng cần phải nói rõ. Câu cuối đoạn “Có chở trăng về kịp tối nay” là câu thơ của cõi mộng. Tác giả, đến đây, không nhìn ra cảnh nữa mà quay vào lòng mình. Đến đoạn cuối ta thấy rõ: tác giả lặng đi trong mơ tưởng:

Mơ khách đường xa, khách đường xa.

Người khách này hình như không liên quan gì đến cái nhân vật được gọi là “anh” ở câu thứ nhất: “Sao anh không về…” mà lại gợi ta nghĩ tới một khách… má hồng, một người thoáng gặp mà nhớ mãi. Đọc đến câu dưới lại càng rõ “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Màu trắng ở đây cũng là màu trắng của tâm tưởng, tác giả nhìn lại vào tâm tưởng để thấy cái màu áo của kí ức cho nên có hư hư thực thực. Câu thơ tạo ảo giác rất thích, có lý và bất ngờ: trắng quá nên nhìn không ra. Thôn Vĩ đến đây chỉ giữ vai trò một địa điểm có liên quan với màu áo ấy. Màu áo bây giờ choán hết cảm xúc tác giả. Bài thơ cảnh quê đã thành bài thơ tình yêu. Một thứ tình yêu đơn phương khó xác định.

Xem thêm:  Phân tích khổ thơ đầu bài Tương Tư của Nguyễn Bính | Văn mẫu

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Câu thơ đã dẫn ta đến một cõi nào của tâm tưởng, không còn là cái thôn Vĩ Dạ ngoài cố đô Huế nữa rồi. Sương khói làm mờ nhân ảnh không phải là sương khói của ngoài đời, của cái thôn nhỏ ấy đâu. “Ở đây” là trong mối tình mới nhen nơi lòng tác giả, là cái khoảnh khắc người đang đắm đuối nhìn không ra ấy. Ý thơ chơi vơi, gợi mở, cả, được mà rất khó cắt nghĩa. Câu thơ sương khói, nhân ảnh gợi thêm cái ý vị Á Đông cổ điển đã có ở đoạn đầu. Đoạn thơ này ý và cảnh rất xa với hai đoạn trên, tác giả móc nó bằng âm điệu với đoạn hai. Đoạn hai mở đầu:

Gió theo lối gió, mây đường mây.

Thì đoạn ba:

Mơ khách đường xa, khách đường xa.

Một nhận xét bao quát: Ở bài thơ này, mỗi câu đều ôm chứa một chất thơ hoàn chỉnh, có thể trích dộc lập từng câu vẫn có vị. Mỗi đoạn cũng có thể là một bài tứ tuyệt. Nhưng gộp cả bài thì tất cả lại ràng buộc với nhau, không thể tháo bỏ câu nào, cũng không thấy cần thêm ý nào, không đảo lộn được vị trí các câu, không thay thế được các từ. Bài thơ trong sáng. Đọc một lần ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp của nó nhưng dù phân tích đến đâu, vẻ đẹp ấy vẫn là một bí ẩn. Bài thơ tươi sáng mà buồn. Nỗi buồn rất trong và thấm thía.

 

Check Also

hinh anh nu sinh cap 3 dep voi goc chup nghieng 310x165 - Tổng hợp những bài văn mẫu lớp 8 mới nhất

Tổng hợp những bài văn mẫu lớp 8 mới nhất

Bài viết này xin gửi đến toàn thể các bạn học sinh yêu thích môn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *