Văn học và tình thương

Đề bài: Văn học và tình thương

Bài làm

Mối quan hệ giữa văn học với tình thương luôn luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau không bao giờ có thể tách rồi được. Trong tất cả các tác phẩm văn học thì không tác phẩm nào không nói về con người, không nói về tình thương cả. Chính vì thế mà khi nói văn học với tình thương nó cũng chính là hai mặt của một vấn đề mà không thể nào có thể tách rời được.

Trước tiên ta phải hiểu được thế nào là văn học và thế nào là tình thương. Và vậy tại sao lại nói được văn học và tình thương lại có mối quan hệ không thể tách rời được? Ta phải hiểu được rằng văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để có thể phản ánh, để tái hiện đời sống. Có lẽ rằng tất cả các nhà văn, nhà thơ dường như cũng đã khéo léo để có thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được những tư tưởng những tình cảm của mình với cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt hơn nữa đó cũng chính là tình yêu thương lại luôn luôn được nhiều nhà văn thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau và mỗi người lại có một cách nhìn khác nhau về cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của mình. Trong văn chương thì những cung bậc tình cảm yêu thương của con người dường như cũng lại đều được phản ánh rất sinh động, rất hay trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó ta như cũng phải hiểu được tình thương chính là những biểu hiện tình cảm của người với người. Tình thương có thể nói nôm na là sự thương mến, xót xa hay cũng chính là những sự đồng cảm của những tấm lòng nhân ái. Đồng thời tình thương cũng là thứ tình cảm trao đi mà không cần nhận lại và cũng không vụ lợi, toan tính làm lợi cho chính mình mà nó xuất phát từ lòng thương người.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay

Văn học và tình thương

Văn học lại có nhiệm vụ đó chính là luôn luôn thể hiện phong phú các cung bậc tình cảm yêu thương của con người. Và như khởi nguồn cho mọi tình yêu không đâu khác đó chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình cũng chính là một thứ tình cảm mà dường như cũng chỉ có máu mủ ruột rà thì mới có thể cảm nhận, có thể hiểu được. Thế nhưng trong đó tình mẫu tử được nhắc nhớ đến nhiều nhất. Ai đã đọc “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyễn Hồng thì mới có thể cảm nhận được sự yêu thương mẹ của cậu bé Hồng mới thật lớn lao làm sao. Không chỉ vì vài lời nói khinh nhạo của người khác mà mất đi tình cảm cậu dành cho mẹ. Cậu bé Hồng cũng đã phải sống trong cảnh hắt hủi, sống trong sự ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng nhà cậu. Nhưng trong cậu tình yêu mẹ chỉ càng thêm mãnh liệt lên mà thôi. Ngay cả bản thân của người mẹ cũng đã vượt qua được những lời dị nghị, sự mặc cảm để có thể trở về ôm ấp đứa con bé nhỏ của mình. Văn học cũng đã đi sâu khắc họa được những điều bình dị nhưng cũng thật lớn lao đó chính là tình thương yêu của con người.

Tình thương được thể hiện đa dạng trong văn học đó không chỉ là tình mẫu tử mà nó còn phản ánh được tình vợ chồng. Lấy một ví dự điển hình đó chsinh là nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố luôn luôn yêu thương chồng của mình. Chị Dậu được Ngô Tất Tố như xây dựng lên là một người phụ nữ đảm đang, yêu chồng con. Vì yêu chồng, thương chồng mà chị cũng vùng lên đánh lại người nhà cai lệ để bảo vệ anh Dậu. Tình thương yêu trong văn học còn thể hiện ở tình cảm anh em trong một gia đình như Thành và Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”,…

Xem thêm:  Dàn ý bài: Chứng minh tình thương là hạnh phúc của con người

Văn học đi sâu, khai thác những tình cảm giữa con người với con người đó chính là tình cảm dân tộc. Có biết bao nhiêu câu ca dao cũng ca ngợi điều này:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Văn học cũng thể hiện được lòng yêu thương đất nước còn được thể hiện sâu sắc trong nhiềm tác phẩm. Các tác phẩm thể hiện lòng yêu nước như “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, hay đó là lòng yêu làng, yêu nước của người nông dân chất phác thật thà như ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

Không dừng lại ở đó thì tình thương trong văn học cũng lại được thể hiện ở các nhà văn phê phán thái độ sống ích kỷ, phê phán sự độc ác của con người trong xã hội và thể hiện chân lý: Ở hiền gặp lành. Đó chính là truyện cổ tích “Tấm Cám”, cô Tấm thảo hiền rồi cũng sẽ có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con Cám cũng sẽ bị trừng trị thích đáng.

Thông qua những phân tích trên ta nhận thấy được văn học và tình thương luôn luôn có một mối quan hệ khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Văn học như một công cụ để ngợi ca, chỉ ra những tình cảm sâu sắc, sự thương yêu của con người với nhau. Mặt khác chính tình thương lại là đề tài vô cùng to lớn cho văn học phản ánh. Có thể nói văn học học chính là yếu tố quan trọng trong việc lưu giữ, ca ngợi lịch sử của thế hệ trước cho đời sau.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men trong “Chiếc lá cuối cùng”- văn lớp 9

Minh Nguyệt

Check Also

37357343 9357296624x683 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *