Trình bày cảm nhận của em về nỗi bất hạnh của Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

Trình bày cảm nhận của em về nỗi bất hạnh của Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

Hướng dẫn

Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp tài hoa nhưng lại có số phận mười lăm năm nổi trôi với cuộc sống đau khổ, đọa dày. Bằng những hiểu biết của mình sau khi học xong Truyện Kiều, anh chị hãy trình bày cảm nhận của mình về số phận bất hạnh của Thúy Kiều.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều” và khẳng định nỗi bất hạnh của Thúy Kiều: Trong tác phẩm, nhân vật Thúy Kiều đã hiện lên là một cô gái tài sắc vẹn toàn, tuyệt mĩ nhưng lại có một cuộc đời nhiều bất hạnh

2. Thân bài

  • Thúy Kiều có tài sắc hơn người nhưng lại không được trọn vẹn tình yêu: tạo hóa đã đưa đẩy cuộc đời nàng phải chịu số kiếp bèo trôi, mây nổi, lận đận và lao đao
  • Thúy Kiều bị giày xéo lên nhân phẩm: Kiều bị chà đạp nhân phẩm đến cùng cực nhưng vẫn phải nhẫn nhục mà chịu đựng
  • Thúy Kiều đau đớn và nhục nhã phải tự vẫn: Kiều là nạn nhân của ma lực đồng tiền, của chế độ nam quyền và cường quách áp bức

3. Kết bài

Ý nghĩa của Truyện Kiều đối với nỗi bất hạnh của Thúy Kiều: Nỗi bất hạnh của Thúy Kiều đã để lại trong lòng người đọc niềm thương xót khôn nguôi.

Bài liên quan tác phẩm Truyện Kiều:

>>Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

>>Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du – Văn mẫu lớp 9 chọn lọc

>>Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du

>>Giới thiệu về đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Phùng trong bài Chiếc thuyền ngoài xa

II. Bài tham khảo

Có thế thấy, tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du như một tiếng kêu xé lòng về số phận của những người phụ nữ, đồng thời còn là lời tố cáo đanh thép về một xã hội phong kiến thối nát đầy rẫy những bất công. Trong tác phẩm, nhân vật Thúy Kiều đã hiện lên là một cô gái tài sắc vẹn toàn, tuyệt mĩ nhưng lại có một cuộc đời nhiều bất hạnh và đau thương.

Thúy Kiều có một vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ nhưng cũng rất đằm thắm và dịu dàng:

“Làn thu thủy nét xuân son

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Vẻ đẹp tới nỗi “hoa ghen”, “liễu hờn”, nghiêng nước nghiêng thành, hơn nữa tài năng của nàng không ai sánh kịp: cầm, kì, thi, họa, thông minh “vốn sẵn tính trời”. Tài sắc của Kiều đã làm cho bao người rung động, ngây ngất đắm say, điển hình là Kim Trọng, Tổng đốc Họ Tôn Hiến,… Với vẻ đẹp và tài năng ấy, Kiểu là một bảo vật của đất trời, nhưng cuộc đời lại chẳng có gì là trọn vẹn, hoàn hảo. Tưởng rằng nàng được hạnh phúc êm ấm bên người mình yêu nhưng ngược lại tạo hóa đã đưa đẩy cuộc đời nàng phải chịu số kiếp bèo trôi, mây nổi, lận đận và lao đao:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích hồi 4 vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng

Vì tiền mà gia đình nàng tan nát, nàng phải bán thân chuộc cha và em, mãnh lực của đồng tiền đã làm đảo lộn cả công lý, đẩy Kiều vào cảnh khốn cùng, nàng bị Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, coi là một món hàng không hơn không kém. Kiều bị chà đạp nhân phẩm đến cùng cực nhưng vẫn phải nhẫn nhục mà chịu đựng:

“Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

Một lần nữa đồng tiền lại giày xéo lên cuộc đời của Thúy Kiều, rơi vào tay của tên tiểu nhân bỉ ổi Mã Giám Sinh, Kiều như một cái xác không hồn, trở thành một món hàng giữa chợ, tất cả những gì là danh dự và phẩm giá đã bị chà đạp tới nỗi Kiều phải uất nghẹn, trót sinh ra phận gái nên phải gánh chịu những khổ đau:

“Đau lòng thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Thúy Kiều quá bạc mệnh, nàng bị đưa vào lầu xanh, từ một tiểu thư gia đình Nho giáo, có cuộc sống êm đềm vậy mà giờ đây lại phải trở thành kĩ nữ. Những ngày sống ở Lầu Ngưng Bích là những ngày đau thương, nối buồn bủa vây nàng, nỗi nhỡ người yêu và nỗi xót thương cha mẹ già… Nàng tưởng chừng như giông bão đang đổ ập xuống cuộc đời nàng. Cuộc sống ở lầu xanh nhục nhã và khổ cực nên khi gặp Thúc Sinh dù có phải chịu những trận đòn tan xương nát thịt của vợ Thúc Sinh thì nàng vẫn nhất quyết không quay lại chốn đó. Tất cả những kẻ làm khổ đời kiều, từ bọn sai nha, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà và Hoạn Thư,… tất cà giống như nằm trong một guồng máy đày đọa Kiều vào bùn nhơ. Tới khi gặp được Từ Hải, tưởng như cuộc đời Kiều đã được tươi sáng nhưng rồi lại bị dập tắt thảm hại hơn. Mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình giết Từ Hải và bị làm nhục, gả cho thổ quan. Vừa giết chồng lại phải lấy chồng, không có nỗi đau đớn nào bằng, vì quá tủi nhục mà Kiều đã nhảy xuống sông tự vẫn. Trải qua 15 năm đoạn trường, chịu biết bao đau khổ, oan trái. Kiều là nạn nhân của ma lực đồng tiền, của chế độ nam quyền và cường quách áp bức.

Xem thêm:  Nỗi nhớ quê hương da diết qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch

Tác phẩm “Truyện Kiều” đã mô phỏng một xã hội phong kiến thu nhỏ, những xấu xa thối nát đã đưa đến những trái ngang, đau khỏ cùng cực cho những số phận người phụ nữ. Nỗi bất hạnh của Thúy Kiều đã để lại trong lòng người đọc niềm thương xót khôn nguôi.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 6 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *