Thuyết Minh Về Con Cá Chép

Đề bài: Thuyết Minh Về Con Cá Chép

Bài làm

Nước Việt Nam ta lắm sông nhiều suối với đường bờ biển dài 3260 km, đã tạo điều kiện cho nhân dân ta trong việc nuôi trồng thủy sản. Một trong những loài mang lại giá trị kinh tế cao chính là cá. Nước ta có rất nhiều các loài cá như cá chuối, có lóc, cá thu, cá rô…nhưng có lẽ loài cá thơm ngon dưỡng chất và có ý nghĩa tâm linh thì phải kể đến cá chép.

Cá là loại động vật thủy sinh sống trong môi trường nước, là loại động vật có xương sống với nhiều chủng loại đa dạng. Trước hết nói về chỗ ở và nguồn gốc của cá chép. Theo tôi được biết thì cá chép là loài cá nước ngọt, chúng thường sống ở sông, hồ hoặc được nuôi trong đầm, ao. Cá chép có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Người phương Đông coi cá chép là loài cá quý. Chính vì là loại cá nước ngọt cho nên chúng rất gần gũi với đời sống của con người nên được người dân ưa chuộng để làm thực phẩm và cũng chính vì vậy, cá chép đã đi vào nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới.

Tiếp theo là về đặc điểm của cá chép. Màu đặc trưng thường thấy của cá chép là màu vàng đen, sau đó lại sẫm dần về phía vây lưng. Mấy năm gần đây ở nước ta có xuất hiện loài cá chép có màu đỏ, trông rất đẹp mắt. Vảy cá chép tròn và to, xếp chồng lên nhau như ngói lợp. Thân hình cá chép dài, không dài như cá chuối nhưng kích thước của nó cũng phải gọi là dài, cá chép có thân hình thon thon. Đầu cá có hai cái mắt to tròn và rất sáng. Tiếp đến là hai đôi lỗ mũi, nhìn rất ngộ nghĩnh, hai đôi râu và cái miệng nhỏ xinh xắn, dễ thương. Chỗ giáp với thân là hai nắp mang, bên trong có mấy lớp mang màu hồng. Khúc đuôi bắt đầu từ đuôi vây hông và tận cùng là vây đuôi.

Xem thêm:  Những câu nói hay trong giao tiếp giúp bạn thành công hơn!

Cá chép có một đôi vây ngực, một đôi vây hông là các vây chẵn và vây đuôi, vây lưng, vây hậu môn là những vây lẻ. Mỗi vây gồm nhiều tia vây được nối liền với nhau bằng một nếp da mỏng, mở ra, thu vào dễ dàng. Khi cá uốn mình, hai thùy của vây đuôi uốn theo hình số tám, đẩy cá tiến lên phía trước. Vây đuôi còn có tác dụng điều chỉnh hướng bơi của cá. Ngoài nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cá khi bơi, đứng một chỗ, đôi vây ngực và đôi vây hông còn giúp cá bơi theo hướng lên trên hoặc xuống dưới, rẽ phải hoặc rẽ trái, giảm vận tốc bơi, dừng lại hoặc bơi giật lùi. Khi cá bơi nhanh, các đuôi vây chẵn áp sát vào thân để giảm sức cản của nước.

Cá chép là loài ăn tạp, chúng thích kiếm ăn ở tầng nước giữa và tầng đáy. Cá chép ăn giun, ốc, ấu trùng và cỏ nước. Trong ao nuôi, chúng còn ăn cả phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép…Cá chép rất dễ nuôi, ít bệnh nhưng tốc độ tăng trưởng không nhanh bằng các loài cá khác. Sau sáu tháng, cá chép có trọng lượng từ nửa kí trở lên.

Cá chép còn là món quen thuộc trong những bữa cơm của người dân Việt Nam. Cá chép có nhiều công dụng rất lớn. Thịt cá, vây cá, đầu cá đều là những vị thuốc quý. Cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa…là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho phụ nữ có thai. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận. Tôi rất thích ăn cá chép vì thịt cá chép dai, ngọt và mùi vị thơm, thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, được nhiều người ưa thích. Cá chép có thể dùng nấu cháo, cá chép rán ăn chấm với nước mắm tỏi, hay cá hấp, nấu canh chua hoặc sốt với cà, nấm, lẩu cá chép, cá kho tương là những món ăn ngon và bổ, nhà nhà ai cũng thích.

Xem thêm:  Phân tích những biểu hiện của tư tưởng Đất Nước này là Đất nước Nhân dân trong đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)

Hiện nay, cá chép được nuôi ở nhiều nơi, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, mang lại nguồn lợi đáng kể cho người nông dân.

Cá chép ở Việt Nam còn là một loài cá gắn liền với văn hóa truyền thống của dân tộc. Người Việt Nam thường có câu: “tôm, cua, rùa, cá” dùng để chỉ về những loài hải sản hoặc cá cùng với các loài vật khác xuất hiện trong trò chơi “bầu cua tôm cá”. Trong tiếng Việt, là học sinh chắc chắn chúng ta ai cũng quen thuộc với câu tục ngữ mà bố mẹ đã từng răn dạy chúng ta:

“Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”

Ở văn hóa phương Đông còn quan niệm cá chép là loài con vật báo điềm lành, gắn với biểu tượng trường thọ. Nó còn xuất hiện cả trong truyền thuyết nữa. Với câu chuyện kinh điển về sự tích “Cá chép hóa rồng” hay “Cá chép vượt Vũ Môn”. Là con vật có thật được dân gian cho rằng có thể lột xác để trở thành rồng-là con vật thần thoại, tượng trưng cho đất trời. Nên dân gian có câu tục ngữ:

“Mồng bảy cá đi ăn thề

Mồng tám cá về vượt Thác Vũ Mô ”

Hay “Biết răng chừ cá chép hoa hồng”

Cá chép hóa rồng vì vậy mà biểu trưng cho sự nỗ lực, may mắn, về đích, thành công, hi vọng. Ngoài ra, dân ta còn có tục cứ đến hai ba tháng chạp cuối năm, vào dịp Tết ông Táo, nhà nhà lại thả cá chép ra sông, hồ để đưa ông Công, ông Táo lên trời báo cáo tình hình gia đình trong năm vừa qua, cũng là cầu phúc, cầu lộc cho năm tới. Cá chép còn là vật phóng sinh vào lễ hội rằm theo quan niệm Đạo Phật nữa.

Xem thêm:  Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua đoạn trích Nước Đại Việt ta

Như vậy, chúng ta đã thấy được rất rõ về những đặc trưng và công dụng của cá chép đối với đời sống con người. Vì vậy mà con người cần phải có ý thức hơn trong việc nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, đặc biệt là giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật biển nói chung và loài cá nói riêng.

Check Also

5247396 image 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *