Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trình Bày Về Luận Điểm Lớp 8

Đề bài: Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trình Bày Về Luận Điểm Lớp 8

Bài Làm

I. TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM THÀNH MỘT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi

a) Đoạn (a) câu chủ đề: Thật là…muôn đời; đoạn (b) câu chủ đề: Đồng bào ta…ngày trước

b) Đoạn (a) câu chủ đề đặt ở cuối đoạn; đoạn (b) câu chủ đềđặt ở đầu đoạn văn.

c) Đoạn diễn dịch là đoạn (b); đoạn quy nạp là đoạn (a).

Câu 2:

a) Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

– Luận điểm có sức thuyết phục là nhờ luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trình bày hợp lí thì bài viết mới có sức thuyết phục.

– Luận điểm: Cho thường nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra

b) Cách lập luận: Dùng phép tương phản để làm sáng tỏ cho luận tỏ, chính xác và tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ.

c) Các luận cứ được sắp xếp hợp lí theo mức độ tăng tiến có tác dụng làm nổi bật luận điểm. Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay ra với mẹ con chị Dậu lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì bản chất chó đểu của Nghị Quế sẽ bị mờ nhạt đi.

Xem thêm:  Dàn ý Bài viết số 6 lớp 7 đề 4: Giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống chi tiết đầy đủ

d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà… được xếp cạnh nhau giúp đoạn văn vừa xoáy vào ý chung vừa khiến cho bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành một hình ảnh rõ ràng, lí thú.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

a) Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.

b) Ngoài mê viết, nhà văn Nguyên Hồng thích truyền nghề cho các bạn trẻ.

Bài tập 2:

-Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

– Luận cứ 1: Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương

– Luận cứ 2: Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi… cảnh vật

– Sắp xếp thứ tự theo trình tự tăng tiến

– Tác dụng: Gây hứng thú đối với người đọc

Bài tập 3:

a, Cho luận điểm: ” Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài”.

– Các luận cứ:

  • Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn.

(Dẫn chứng: Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng).

  • Làm bài tập sẽ giúp am hiểu hơn về kiến thức.

(Chứng minh: Lý thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích).

  • Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất.
Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật đặc sắc của ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố trong Tức nước vỡ bờ

(Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế).

b, Luận điểm: ” Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy”.

– Giải thích khái niệm: học vẹt.

( Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề).

– Hậu quả của việc học vẹt: học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng.

Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.

Bài tập 4: Để làm sáng tỏ luận điểm: ” Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu” có thể đưa ra các luận cứ sau:

– Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.

– Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích.

– Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.

– Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Những câu nói ngôn tình lãng mạn khiến trái tim bạn xao xuyến tột độ

Check Also

7140 1494911290048 1014 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *