Soạn bài Thầy bói xem voi
Hướng dẫn
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Từ câu chuyện chê giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiếu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
-Sự vật bao giờ cũng do nhiều bộ phận, chi tiết hợp thành, cấu tạo thành. Câu chuvện nêu lên môi tương quan giữa bộ phận và toàn thể trong một sự vật: bộ phận làm nên toàn thể nhưng bộ phận không phải là toàn thể. Qua đó, phê phán những kẻ chĩ đoán mò, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện, thấy bộ phận mà không thấy toàn cục, thấy cây mà chẳng thấy rừng. Đó là cách nhìn nhận sự vật thiếu khoa học dẫn đến cách đánh giá sai lầm. Câu chuyện nêu bài học về cách nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá mọi vân đề của con người trong cuộc sống.
-Truyện này có mối quan hệ mật thiết với thành ngữ: “Thầy bói xem voi”. Giữa truyện và tục ngừ có mối tương đồng về ý nghĩa.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
Gợi ý:
-Năm thầy bói mù ê hàng nên nảy ra ý muốn xem voi.
-Mổi thầy sờ một bộ phận của con voi và phán rằng voi giông: con đĩa, đòn càn, cái quạt thóc, cột đình, chổi sể cùn.
-Cả 5 thầy phán đều sai, nhưng đều khẳng định mình là đúng. Điều đó thế hiện sự chủ quan sai lầm của mỗi thầy.
Câu 2.Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầv cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầv nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Gợi ý:
-Sai lầm: Họ chỉ sờ một bộ phận của voi mà lại tưởng là con voi.
Câu 3.Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
Gợi ý:
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học: Muốn kết luận đúng về sự vật, phải xem xét nó một cách toàn diện. Không nên nhìn vấn đề băng con mắt chủ quan. Muốn đánh giá sự việc phải xét trên tống thè khi đã tổng hợp các chi tiết. Trong truyện, các thầy bói mới chỉ ra cái bộ phận mà chưa chỉ ra cái tổng hợp.