Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhất

Chiến tranh luôn mang tới những mất mát và đau thương, không có cuộc chiến nào không mang tới những đau khổ, những sự chia lìa và gian khổ. Nhưng trong cuộc chiến đầy máu và nước mắt ấy ta vẫn thấy bừng lên ánh sáng của nghị lực phi thường, sự lạc quan của những chiến sĩ ngoài mặt trận. Qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê ta càng cảm nhận rõ hơn ý chí, tâm hồn trong sáng, mơ mộng và cả sự dũng cảm can trường của những cô gái thanh niên xung phong ngoài mặt trận. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9 tập 1 để cảm nhận rõ hơn điều đó.

SOẠN BÀI NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI NGỮ VĂN 9 TẬP 2

I. Tìm hiểu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9 tập 2

1. Tác giả

  • Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ của tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, các tác phẩm của bà bám sát cuộc sống đời thường của xã hội và con người.

2. Tác phẩm

  • Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi nằm trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê.
  • Tác phẩm được viết năm 1971, trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước của dân tộc.

Bố cục tác phẩm

  •   Phần 1 (từ đầu… ngôi sao trên mũ): Nhân vật Phương Định kể về cuộc sống bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.
  •    Phần 2 (tiếp… chị Thao bảo): Nói về Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc cho cô.
  •    Phần 3 (còn lại): Sự lạc quan, niềm vui của những nữ thanh niên xung phong trước cơn mưa đá đột ngột.

II. Hướng dẫn soạn bài Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9 tập 2

1. Câu 1 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 2

  • Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định. Việc lựa chọn vai kể tạo nên sự khách quan, chân thực cho toàn bộ câu truyện, đồng thời tạo điểm nhìn phù hợp để nhân vật dễ dàng bộc lộc cảm xúc, cá tính và nhận xét về những nhân vật và diễn biến xảy ra xung quanh mình
Xem thêm:  Nghị luận về lợi ích và tác hại của Facebook

Kể tóm tắt câu truyện:

  • Phương Đinh, Nho và chị Thao là ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Mặc dù công việc của họ gắn liền với nguy hiểm nhưng cuộc sống của ba nữ thanh niên vẫn có những niềm vui và sự lạc quan của tuổi trẻ, tinh thần đồng đội gắn bó và luôn theo sát nhau trong cuộc sống. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Định va Thao lo lắng săn sóc cho Nho.

2. Câu 2 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 2

  • Những nét chung của ba cô gái đã gắn bó họ trở thành một khối thống nhất đó là: Họ đều còn trẻ, đều yêu tổ quốc, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc. Họ cùng chung nhiệm vụ trinh sát mặt đường, có một trách nhiệm cao với công việc, có tình đồng đội gắn bó. Họ chiến đấu dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, hồn nhiên.

Những nét riêng ở mỗi người:

  • Phương Định: Là một cô gái gốc Hà Nội, mang những nét đẹp của người con gái Bắc, tính tình hồn nhiên, nhạy cảm, cô hay nhớ về gia đình và những kỷ niệm của thời thiếu thiếu nữ khi chưa tham gia vào thanh niên xung phong
  • Nhân vật Nho: Xinh xăn, đáng yêu, hết lòng vì công việc, dù có bị thương cũng không muốn đồng đội lo cho mình
  • Nhân vật chị Thao: Là tổ trưởng tổ trinh sát, nhiều kinh nghiệm, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.
Xem thêm:  Có xứng là thường dân?

3. Câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Phân tích tâm lý nhân vật Phương Định:

  • Nhân vật tự đánh giá và quan sát về mình ở phần đầu câu truyện: Là một người hay nhạy cảm, quan tâm tới hình thức, cho rằng mình là một cô gái khá. Cô biết có rất nhiều người để ý tới mình nhưng không tỏ ra vồn vã mà kín đáo, kiêu kỳ
  • Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở cuối truyện: Là một người gan dạ, dũng cảm, mưu trí, có trách nhiệm và tinh thần đồng đội cao, cô không sợ cái chết.
  • Cảm xúc trước cơn mưa đá cuối truyện: Cô trở nên hồn nhiên, vui thích như trẻ con, cô nhớ về gia đình và thành phố, những ngôi sao.

4. Câu 4 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện là:

  • Tác phẩm được tác giả sử dụng ngôn ngữ bình dị, vừa trẻ trung như chính cuộc sống của những nữ thanh niên xung phong, vừa mang tính trữ tình, có pha thêm một chút nữ tính. Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi lên không khí chiến trường.

5. Câu 5 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 2

  • Đọc truyện ngắn, ta có cảm nhận tuổi trẻ của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước họ là những người trẻ tuổi, luôn lạc quan vào tương lai, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Tuy vậy, họ vô cùng dũng cảm, không ngại bất cứ khó khăn nào, một lòng hướng về dân tộc và cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Xem thêm:  Nghị luận xã hội về “Bệnh thành tích trong học tập”- văn lớp 9

III. Luyện tập Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9 tập 2

1. Câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ:

  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Khoảng trời – hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm),..

2. Câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện:

  • Phương Định hiện lên là một cô gái Hà Nội, cô mang những vẻ đẹp cả tính cách và tâm hồn của một cô gái thủ đô hoa lệ. Cô đến với cuộc chiến và tham gia vào thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đầy mưa bom bão đạn không chỉ bằng vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, bằng tuổi trẻ nhiều ước mơ và tham vọng mà còn bằng một tình yêu lớn dành cho đất nước. Cô lạc quan trong chiến đấu, dũng cảm khi thi hành nhiệm vụ và hết lòng yêu thương những người đồng đội của mình, điều đó được thể hiện thật rõ nét khi cô chăm sóc cho Nho bị thương. Cô quý trọng và cảm phục tất cả những người chiến sĩ cô đã gặp trên tuyến Trường Sơn, luôn hướng về độc lập, tự do dân tộc. Hình ảnh của Phương Định thật đáng tự hào và đáng được học tập.

Nguồn Internet

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *