Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhất

Mùa xuân luôn khơi gợi trong chúng ta những hình ảnh tốt đẹp, mùa của trăm hoa đua nở, mùa của sự sinh sôi, mùa của những điều mới mẻ. Và ta cũng bắt gặp mùa xuân không chỉ làm cho con người thêm yêu đời hơn, thêm những khát khao mới mà nó còn là cảm hứng bất tận của những nhà văn nhà thơ. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải để cảm nhận rõ hơn tình yêu tha thiết của tác giả với thiên nhiên, với đất nước, với cuộc đời. Qua đó thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả mong muốn được cống hiến cả sức lực và tuổi trẻ của mình cho mùa xuân của đất nước, của dân tộc.

SOẠN BÀI MÙA XUÂN NHO NHỎ NGỮ VĂN 9 TẬP 2

I. Tìm hiểu tác phẩm

1. Tác giả

  • Thanh Hải (1930 -1980) là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ông hoạt động tại quê hương và là một cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu kháng chiến

2. Tác phẩm

  • Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện tình yêu của tác giả dành cho cuộc đời, quê hương, đất nước và ước nguyện của tác giả.

II. Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

1. Câu 1 trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Mạch cảm xúc trong bài thơ được tác giả cảm nhận từ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân tuổi trẻ của mỗi người hòa trong mùa xuân lớn của đất nước. Qua đó, thể hiện ước mơ, khát khao của tác giả mong muốn được dâng trọn “mùa xuân” của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc

Xem thêm:  Chứng minh và giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

Bố cục của bài thơ

  • Phần 1: Khổ thơ đầu
  • Nội dung: Nói lên cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời
  • Phần 2: Khổ thơ 2 và khổ thơ 3
  • Nội dung: Hình ảnh mùa xuân đất nước và con người và cảm xúc của tác giả
  • Phần 3: Hai khổ thơ tiếp theo
  • Nội dung: Ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.
  • Phần 4: Còn lại
  • Nội dung: Tình cảm của nhà thơ giành cho quê hương đất nước qua điệu dân ca Huế.

2. Câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Qua hai khổ thơ đầu mùa xuân của thiên nhiên, đất nước được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh thật tươi sáng: Mầu xanh của dòng sông Hương thơ mông, mầu tìm của hoa và tiếng chim chiền chiện lảnh lót, cao vút. Có thể nói bức tranh thiên nhiên mùa xuân được tác giả vẽ lên không chỉ được tô điểm bằng những mầu sắc thật tự nhiên, trong sáng mà còn tràn ngập âm thanh và ánh sáng.

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhà thơ như say sưa, ngây ngất, như hòa mình vào dòng sông, vào cây cỏ, cảm nhận tiếng chim chiền chiện và lắng nghe từng giọt sương, từng dòng nhựa sống đang chảy trong từng nhành hoa, ngọn cỏ. Tác giả cảm nhận không chỉ bằng hình ảnh của thị giác, âm thanh của thính giác mà còn bằng tất cả sự rung động của trái tim, bằng mọi xúc giác của cơ thể mình.

3. Câu 3 trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 2

  • Đoạn thơ là khát vọng của tác giả được hòa nhập của với mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mong muốn được dâng hiến và góp một phần “tuổi trẻ” của mình hòa chung tuổi trẻ của dân tộc. Điều ước nguyện ấy được tác giả thể hiện một cách thật giản dị, chân thành trong những hình ảnh thật bình dị. Nhà thơ mong muốn được trở thành “một con chim hót” mang tiếng hót làm đẹp cho đời, “một nhành hòa” để làm đẹp cho đời, và cuối cùng tác giả muốn “nhập vào lời ca” để mang tới cho đời những điệu nhạc say mê nhất. Nhà thơ đã sử dụng điệp ngữ “ta làm” để khẳng định mon ước của bản thân, khát khao được cống hiến cho đời. Đoạn thơ mang đến cho người đọc những cảm xúc chất chứa về ý nghĩa của cuộc sống. Đối với tác giả, mỗi đời người là “một mùa xuân nhỏ”, mùa xuân ấy chỉ có ý nghĩa khi được cống hiến, biết chăm lo cho cuộc đời lớn của đất nước.
Xem thêm:  Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc – Đề và văn mẫu 8

4. Câu 4 trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 2

 Bài thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố:

  •   Thể thơ sử dụng là thẻ thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, gần với dân ca, gieo vần liền tạo cảm xúc liền mạch.
  •  Sự hài hòa giữa hình ảnh tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, nhiêu ẩn dụ, điệp ngữ tạ ra những sự liên tưởng độc đáo.
  •  Bài thơ được viết chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

5. Câu 5 trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 2

  • Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một nhan đề độc đáo, gợi cho người đọc nhiều cảm xúc và sự liên tưởng. Đó không chỉ là mùa xuân của thiên nhiê, của đất trời mà đó còn là mùa xuân của đời người. Tác giả ví mỗi người là một mùa xuân nhỏ hào mình trong mùa xuân lớn của đất nước.
  • Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cuộc đời. Mong ước được cống hiến cho mùa xuân của đất nước.

III. Luyện tập bài Mùa xuân nho nhỏ

1. Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Đọc thuộc lòng bài thơ

2. Câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Qua khổ thơ đầu mùa xuân của thiên nhiên, đất nước được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh thật tươi sáng: Mầu xanh của dòng sông Hương thơ mộng, mầu tìm của hoa và tiếng chim chiền chiện lảnh lót, cao vút. Có thể nói bức tranh thiên nhiên mùa xuân được tác giả vẽ lên không chỉ được tô điểm bằng những mầu sắc thật tự nhiên, trong sáng mà còn tràn ngập âm thanh và ánh sáng.

Xem thêm:  Phân tích bài ”Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhà thơ như say sưa, ngây ngất, như hòa mình vào dòng sông, vào cây cỏ, cảm nhận tiếng chim chiền chiện và lắng nghe từng giọt sương, từng dòng nhựa sống đang chảy trong từng nhành hoa, ngọn cỏ. Tác giả cảm nhận không chỉ bằng hình ảnh của thị giác, âm thanh của thính giác mà còn bằng tất cả sự rung động của trái tim, bằng mọi xúc giác của cơ thể mình.

Nguồn Internet

Check Also

nu sinh dac lak951610 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *