Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự lớp 9

Miêu tả trong văn tự sự có một vai trò tương đối quan trọng. Miêu tả ngoại hình, và những cảnh vật, con người với chân dung hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc…là những điều có thể quan sát trực tiếp. Còn miêu tả nội tâm là những suy nghĩ tình cảm, những diễn biến của tâm trạng… những gì không quan sát được một cách trực tiếp. Để hiểu sâu sắc điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài học “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”. Qua bài học chúng ta nắm vững vai trò, nội dung của yếu tố nội tâm trong văn tự sự và tự rèn cho bản thân kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”

SOẠN BÀI  MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ LỚP 9

I. Tìm hiều yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:

1. Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a. Những câu thơ tả cảnh:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Hoặc:

“ Buồn trông cửa bể chiều hôm…ngồi”

-Câu thơ miêu tả tâm trạng:

“Tưởng…người ôm”

b. Miêu tả cảnh, miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại từ  việc miêu tả tâm trạng người đọc cảm nhận được, hiểu được hình thức bên ngoài

Xem thêm:  Tóm tắt "Mẹ tôi" lớp 7 ngắn gọn hay nhất

c.Miêu tả nội tâm có tác dụng với việc khắc hoạ nhân vật: Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tầm nhằm khắc họa “ chân dung tinh thần” của nhân vật. Tái hiện lại những đau đớn, buồn vui, trăn trở, lo âu, dằn vặt những dung động trong tư tưởng tình cảm nhân vật. Miêu tả  nội tâm có vai trò và tác dụng to lớn trong việc khắc họa nhân vật, làm cho nhân vật sinh động hơn.

2. Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tác giả miêu tả nội tâm nhân vật gián tiếp qua miêu tả nét mặt, cử chỉ. Những từ ngữ co rúm, vết nhăn xô lại, nước mắt, đầu lão ngoẹo, cái miệng móm mém, mếu đều diễn tả tâm trạng đau đớn.

II.  Luyện tập Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1. Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Mụ mối đưa một người khách phương xa đến làm lễ vấn danh. Người khách xưng là Mã Giám Sinh quê ở huyện Lâm Thanh.Trông ông ta trạc ngoại tứ tuần,màu râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.Cả đoàn thày và tớ lao xao chuyện trò.Khi bước vào nhà,ông ta ngồi tót trên ghế một cách sỗ sàng chờ đợi.Mụ mối giục Kiều ra cho ông khách xem mặt.Nghĩ đến thân phận tủi nhục của mình,Kiều vừa đi vừa khóc.Mụ mối nào vén tóc,nào bắt tay.Còn Mã Giám Sinh đắn đo cân sắc,cân tài,nào bắt đánh đàn,thử tài làm thơ.Xem ra,Mã đã ngày càng ưa nên quay ra ngã giá.Mã nói muốn mua người đẹp nên cần biết giá.Mụ mối nói người đẹp đáng giá nghìn vàng nhưng nay gặp cảnh nguy biến,tùy người mua đặt giá.Hai bên cò kè bớt một, thêm hai,cuối cùng thống nhất ở giá bốn trăm lượng vàng.

Xem thêm:  Trình bày cảm nhận đoạn trích Thuế máu – Đề và văn mẫu 8

2. Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Sau khi Kiều được Từ Hải cứu khỏi lầu xanh lần thứ hai, chàng còn giúp Kiều báo ân báo oán. Trên ghế công đường, Kiều cho gọi những người có ơn cứu nàng đến để trả ơn. Nghe gọi tên, thúc sinh không biết nguồn cơn nên vô cùng hoảng hốt. Kiều nhắc lại với thúc Sinh quãng thời gian ân nghĩa, ân tình mà lòng đầy xúc cảm. Nàng dùng những từ ngữ thật trân trọng để nói về ân nghĩa ấy với Thúc Sinh. Nàng còn ban tặng cho thúc Sinh hàng trăm cuốn lụa là gấm vóc, hàng nghìn cân bạc để “ đền ơn gọi là”.Trả ơn xong, Kiều gọi Hoạn Thư lên để quyết tâm báo oán.Hoạn Thư khôn ngoan đã cúi đầu nhận tội và xin được khoan hồng. Trước sự khôn ngoan đến quỉ quyệt ấy của Hoạn Thư, cùng với một tấm lòng đầy khoan dung, nhân nghĩa, Kiều đã hạ lệnh tha bổng cho Hoạn Thư. Tấm lòng đầy lương thiện của Kiều khiến ta vô cùng xúc động.

3. Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tôi và cô bạn bàn trên vốn đã không ưa nhau, lại còn hay cãi nhau chỉ vì vài việc vụn vặt. Một lần, cô bạn đó mách với cô chủ nhiệm lớp tôi vì tôi trốn tiết Anh. Tôi tức lắm vì tính con nhóc đó thật thích mách lẻo. Tôi đã bảo nó ở lại cuối giờ và mắng nó một trận. Nhưng nó không xin lỗi mà còn bày ra vẻ mặt thách thức, tôi tức quá và quyết định phải làm gì đó để trả thù bõ tức. Hôm sau, nó đến lớp, khoe hộp bút mới được mua. Tôi nảy ngay ý định giấu hộp bút đó để trêu tức nó. Tiết thể dục, tôi vội giấu hôp bút của nó. Hết tiết, nó lên lớp không thấy đâu, nó tìm và khóc um lên. Nhìn nó khóc, tôi thấy mừng thầm, cục tức hôm qua tan biến hẳn. nhưng nhìn nó khóc đến đáng thương, tôi lại chột dạ. Tôi thầm nghĩ liệu mình có làm gì sai? Tôi dằn vặt hết cả buổi vì thấy nó ủ rũ buồn bã. Về nhà tôi cứ suy nghĩ về việc trên lớp. Tôi bống thấy mình thật quá đáng, tôi thấy ân hận và tự trách bản thân. Tôi quyết định hôm sau trả lại cho cô bạn và xin lỗi. Hôm sau tôi trả cô bạn chiếc hộp bút cùng cây kẹo mút để chuộc lỗi. Cô bạn cũng xin lỗi tôi vì lần trước mách cô, chúng tôi làm hoà.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguồn Internet

Check Also

6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *