Văn tự sự là kiểu văn bản mà chúng ta đã được làm và luyện tập rất nhiều lần ở chương trình ngữ văn lớp dưới và trong chương trình ngữ văn lớp 9 chúng ta sẽ quay lại với phần kiến thức này nhưng ở một mức độ vận dụng cao hơn đó là văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận nên chúng ta sau đây sẽ đến với bài học Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận lớp 9 để hiểu và luyện tập về cách đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn tự sự của mình để đoạn văn trở nên sinh động. Dưới đây là Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận đầy đủ hay nhất lớp 9 tại Tapchivanhoc.com để các bạn học sinh tham khảo.
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận lớp 9
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong trong đoạn văn tự sự
Câu 1 trang 160 SGK văn 9 tập 1
Đọc đoạn văn.
Câu 2 trang 160 SGK văn 9 tập 1
Yếu tố nghị luận trong bài Lỗi lầm và sự biết ơn thể hiện ở:
- Câu trả lời của nhân vật được cứu: “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa…”
- Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những lỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”
Ý nghĩa:
- Làm cho người đọc thấy được sự bao dung độ lượng của, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân tình ân nghĩa.
- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 1 trang 161 SGK văn 9 tập 1
Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp: chứng minh Nam là một người bạn tốt:
- Tôi và Nam đã ngồi cạnh nhau trong suốt một học kì nhưng chưa thực sự thân nhưng chính buổi sinh hoạt lớp tuần vừa qua đã khiến cho tôi và cậu trở nên thân thiết bởi khi đó tôi biết rằng Nam là một người bạn tốt. Buổi sinh hoạt hôm ấy, sau những thủ tục ban đầu, cô giáo tôi nhẹ nhàng bước lên bục và nói muốn chia sẻ với chúng tôi một việc, đó là câu chuyện về một học sinh đã không ngại lao vào một đám đông đang bắt nạt học sinh khác nhỏ hơn và không ai khác đó chính là cậu bạn lạnh lùng ngồi ngay bên cạnh tôi. Tôi kinh ngạc đến không ngờ bởi Nam là một cậu bạn học giỏi và ít nói gần như lạnh lùng, tôi nhiều khi nghĩ cậu có lẽ chẳng quan tâm đến điều gì trên thế giới. Nhưng quả thật không nên đánh giá một ai qua vẻ bề ngoài, có lẽ chính những người không mấy khi thể hiện mới là những con người mang tring mình vô vàn những nhiệt huyết và bất ngờ không ai ngờ tới. Đó là bài học mà tôi đã nhận ra sau buổi sinh hoạt lớp.
Câu 2 trang 161 SGK văn 9 tập 1
Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo, giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu làm cho em cảm động:
- Đã qua ba năm kể từ khi bà tôi về với đất. Ba năm sao mà nhanh đến thế, tôi cũng lớn lên nhiều mang theo cả những lời dạy bảo của bà càng ngày càng trở nên thấm thía đối với tôi. Và có một bài học mà bà dạy cho tôi mà cả đời tôi không bao giờ có thể quên đó là bài học về lòng nhân ái. Tôi còn nhớ như in câu chuyện chiều hôm ấy, năm tôi mới chỉ bảy, tám tuổi và còn vô tư hồn nhiên đối với mọi sự đời. Đó là một buổi chiều mưa gió mà tôi chỉ muốn cuốn chăn ngủ một giấc say ở nhà và tưởng chừng như chẳn ai muốn ra đường thì có bóng ai đó đang thấp thoáng ở cổng và có ý gọi vào nhà, tôi ngó ra trong lúc bà của mình mở cồng mời người đó vào. Đó là một ông lão ăn xin trong vẻ bề ngoài xấu xí bẩn thủi lại bị ướt vì mưa, tôi không hề muốn để ông vào nhà tí nào. Nhưng thái độ của bà của khác hoàn toàn, bà ân cần y như người quen khiến tôi lạ lắm, bà mời ông vào nhà rót nước mời ông, còn lấy cơm canh cho ông ăn, đợi mưa ngớt mới chịu để ông ấy rời đi. Nhìn những hành động ấy, tôi không hiểu lắm, khi ông đã đi, tôi mới thắc mắc hỏi xem đó có phải người quen của bà không nhưng bà chỉ nói một câu khiến tôi nhớ suốt đời: “Ta không quen ông ấy con à nhưng con hãy nhìn ông ấy đi, cùng là con người với nhau, ông ấy đâu khác gì chúng ta vậy thì cần gì phải xét xem chúng ta có quen nhau hay không?”. Câu nói ấy tôi không thể hiểu ngay mà phải chờ đến nhiều năm sau mới hiểu rõ nhưng nó đã ngấm vào tôi từ lúc nào với tinh thần mà bà truyền cho tôi: “Sống ở trên đời đã là con người thì điều quan trọng chính là yêu thương lấy nhau”.
Nguồn Internet