Soạn bài luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Hướng dẫn
I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG
Câu hỏi 1: Đọc các VD sau và trả lời câu hỏi:
a.Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.
b.Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.
c.Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận,:hế hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
Gợi ý:
Lập luận là đưa ra những luận cứ nhăm dần dắt người nghe, người dọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng của người nói, người viết.
Căn cứ vào khái niệm trên ta có thế xác định được các bộ phận là luận cứ gồm có: “Hôm nay trời mưa”, “Vì qua sách em học được nhiều điều”, “Trời nóng quá”.
Bộ phận thể hiện ý định, tư tưởng của người nói( kết luận): “Chúng ta không đi công viên nữa”, “ Em rất thích đọc sách”, “ đi ăn kem đi”.
Từ các VD trên, ta nhận thấy luận cứ và kết luận có mối quan hệ nhân quả với nhau, do đó vị trí của kết luận và luận cứ có thể thay đối được cho nhau. Nguyên nhân có thể đứng sau kết quả và ngược lại, kết quả có thế đứng sau nguyên nhân.
Câu hỏi 2: Hãy bố sung luận cứ cho các kết luận.
Gợi ý:
HS có thể tự bổ sung các luận cứ vào các kết luận, các em hãy tham khảo cách bổ sung sau:
a- Em rất yêu trường em vì nơi đây các thầy cô đã chắp cánh cho em những ước mơ đẹp.
b- Nói dối rất có hại vì sẽ chẳng còn ai tin mình nữa.
c- Chúng ta học bài mệt rồi nên nghỉ một lát nghe nhạc thôi
d- Trẻ em thường dễ bị nhiễm các thói xấu nên cần biết nghe lời cha mẹ.
c- Ngày chủ nhật em rất thích đi tham quan.
Câu hỏi 3: Viết tiếp kết luận cho các luận cứ nhằm thế hiện tư tưởng, quan điểm của người nói.
Gợi ý:
a.Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi thôi.
b.Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, đầu óc cứ rối tinh cả lên.
c.Nhiều bạn nói năng thật khó nghe nên mọi người cần góp ý để các bạn ấy sửa chữa.
d.Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng ta phải gương mẫu.
e.Cậu ấy ham đá bóng thật nên không bỏ bất cứ một buổi tường thuật nào.
II. LẬP LUẬN TRONG VÃN NGHỊ LUẬN
Câu hỏi 1: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phố biến đôi với xã hội.
Hãy so sánh các VD trong SGK với một số kết luận ở mục 1.2 để nhận ra đặc điếm của luận điếm trong văn nghị luận.
Gợi ý:
So sánh với một sô kêt luận ở mục 1.2 ta thây chúng có những điểm giống và khác như sau:
-Giống nhau: chúng đều là những kết luận.
-Khác nhau:
+ Ở mục I. 2, lập luận trong đời sông hằng ngày được diễn đạt dưới hình thức là một câu. Do đó, những lập luận này mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh.
+ Ở mục II, lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt dưới hình thức là một tập hợp câu. Do vậy, nó mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh, đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ.
Từ đây chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đặc điểm cơ bản của luận điểm:
-Ngắn gọn.
-Có tính khái quát cao.
-Có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
-Phương pháp luận mang tính khoa học, chặt chẽ.
Câu hỏi 2: Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì?… Muôn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.
Em hãy lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” bằng cách trả lời các câu hỏi trên.
Gợi ý:
Đế lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”, Ta cần trả lời các câu hỏi sau:
-“Vì sao mà nêu ra luận điểm đó?”: Vì đây là kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
-Luận điểm trên có những nội dung sau:
+ Sách là kho tri thức vô tận của con người, nuôi dưỡng con người về trí tuệ, tâm hồn.
+ Sách giúp con người khám phá sự bí ẩn của thế giới tự nhiên, khám phá sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn của con người.
+ Sách giúp con người tích lũy về kinh nghiệm, giúp ta vượt qua thời gian đề hiểu biết quá khứ, hướng về tương lai
+ Nhờ có sách con người dễ dàng nắm bắt thông tin, vượt qua những trở ngại về không gian, thời gian.
-Luận điểm trên có cơ sở thực tế đó là thông qua thực tiễn sách mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Do đó, con người đã nhận rõ vai trò vô cùng quan trọng của sách.
-Luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” có tác dụng là linh hồn của bài viết vì nó thống nhất các đoạn văn thành một khối thông nhất.
Câu hỏi 3: Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.
Gợi ý:
1- Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:
-Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng.
-Luận cứ:
+ Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.
+ Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ động.
+ Khi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.
-Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.
2- Xác định luận điểm và lập luận của truyện Ếch ngồi đáy giếng.
-Luận điểm: Kiêu ngạo, huyênh hoang sẽ phải trả giá râ’t đắt.
-Luận cứ:
+ Ếch sống trong giếng rất lâu, bên cạnh những con vật nhỏ bé.
+ Khi ếch cất tiếng kêu vang động, những con vật này rất sợ hãi.
+ Do đó ếch tưởng mình giống như một vị chúa tể.
+ Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài.
+ Êch đi lại nghêng ngang, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
+ Êch bị trâu giẫm bẹp.
-Lập luận theo trình tự thời gian, không gian với những chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc đế rút ra kết luận.