Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp lớp 9

Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp. Phân tích và tổng hợp là phượng pháp nhận thức của con người đối với thế giới khách quan. Phân tích là đem chia một sự vật, hiện tượng thành các bộ phận nhỏ hơn nhằm tìm ra đặc điểm, tính chất của chúng; tổng hợp là đối chiếu các bộ phận của một sự vật hiện tượng, tìm ra đặc điểm, tính chất chung và quan hệ giữa chúng với nhau. Phân tích và tổng hợp là hai thao tác cơ bản trong viết văn, nhất là với văn bản nghị luận, thuyết minh, báo chí,… Bố cục một bài văn, một đoạn văn thường theo trình tự “tổng – phân – hợp” (tổng quát – phân tích – tổng hợp). Điều này ta được tìm hiểu rất rõ trong bài học trước. Để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết, chúng ta cùng tìm hiểu bài học “Luyện tập phân tích và tổng hợp”. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Luyện tập phân tích và tổng hợp”


SOẠN BÀI  LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH TỔNG HỢP LỚP 9

1. Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

  •   Đoạn (a): phép phân tích (theo lối diễn dịch) theo trình tự các ý: cái hay ở các điệu xanh → những cử động → ở các vần thơ → ở các chữ không non ép.
  •   Đoạn (b): chủ yếu là phép phân tích, kết hợp với tổng hợp. Phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt: gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng.
Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (dàn ý và bài làm chi tiết)

2. Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

  • Học không có mục đích, xem việc học chỉ là phụ.
  • Học một cách thụ động, chỉ nhằm đốĩ phó vối kiểm tra, thi cử.
  • Không nắm được bản chất của tri thức, chỉ học gạo, học thuộc lòng một cách máy móc.
  • Học đổi phó dù có mất nhiều thời gian nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch

3. Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

  • Đọc sách là một con đường của học vấn.
  • Muốn tích luỹ và nâng cao trình độ học vấn của mình, phải tiếp thu tích cực những kiến thức từ những cuốn sách có ích.
  • Đọc sách giúp tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, táe dụng lô-gíc, nâng cao khả năng phân tích, phán đoán.
  • Không đọc sách sẽ bị tụt hậu so với thời đại.

4. Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Hiểu biết của con người do đọc sách mà có. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua các thời đại. Những cuốn sách có giá trị nhất là những cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn, phải dựa vào sách, di sản tinh thần của nhân loại đạt được trong quá khứ để làm điểm xuất phát. Đọc sách vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người. Đọc sách đúng là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích lũy tri thức, kĩ năng, chuẩn bị cho sự hòa nhập cộng đồng, thích ứng với môi trường và cống hiến cho xã hội. Bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu, nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều đọc rộng đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.

Xem thêm:  1000+ stt hay về mưa hợp tâm trạng hút triệu like trên Facebook

Nguồn Internet

Check Also

hoaphuong 26 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *