Soạn Bài Lập Dàn Ý Cho Bài Văn Tự Sự Kết Hợp Với Miêu Tả Và Biểu Cảm

Đề bài:Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài làm

I. DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

1. Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự

a) Bố cục của Văn bản: “Món quà sinh nhật”: 3 phần

  • MB: từ đầu-> tiệc bàn: Quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
  • TB: tiếp đó-> không nói: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn
  • KB: phần còn lại: Cảm nghĩ của người kể về món quà sinh nhật.

b) Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau

– Bài văn kể về việc diễn biến buổi sinh nhật. Nhân vật tôi (Trang) là người kể chuyện – Ngôi kể thứ nhất.

– Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang).

– Sự việc xảy ra với Tang, chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp. Trang là nhân vật chính

  • Trang là người có tính cách hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột;
  • Trinh là người có tính cách kín đáo, đằm thắm
  • Thanh có tính cách ồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.

– Câu chuyện diễn ra:

  • Mở đầu câu chuyện nêu ra vấn đề: buổi sinh nhật vui vẻ sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân chưa đến
  • Đỉnh điểm của câu chuyện là món quà độc đáo của Trinh dành cho Trang.
  • Câu chuyện kết thúc với suy nghĩ của Trang về món quà độc đáo đó.
  • Điều tạo nên sự bất ngờ cho người đọc đó hính là tình huống của câu chuyện: Tác giả đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang về sự chậm trễ của người bạn thân để rồi sau đó mới vỡ lẽ rằng đó là sự chậm trễ đầy tình cảm, suýt nữa thì Trang đã trách nhầm người bạn, mà nhất là ngừoi bạn đấy lại có một tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quf sinh nhật đầy ý nghĩa: “Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu,… Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến suốt bao ngày nay”.
Xem thêm:  Thuyết minh về một trò chơi dân gian

– Yếu tố miêu tả và biểu cảm:

  • Yếu tố miêu tả: Tả tỉ mỉ buổi sinh nhật; không khí của buổi sinh nhật; miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi.
  • Yếu tố biểu cảm: Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành; suy nghĩ và cảm xúc của Trang khi nhận được món quà sinh nhật.
  • Kể + tả + biểu cảm đan xen nhau làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn.

c) Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian nhưng kể dùng hồi ức từ hiện tại -> quá khứ, quá khứ -> hiện tại.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Từ truyện Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo những gợi ý sau:

1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh của đêm giao thừa và gia cảnh cô bé bán diêm (NV chính).

2. Thân bài: Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng ảo ảnh.

  • Lần thứ nhất em thấy lò sưởi
  • Lần thứ hai thấy bàn ăn
  • Lần thứ ba thấy cây thông No-en
  • Lần thứ tư gặp bà
  • Lần thứ năm em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em

3. Kết bài: Cái chết của em bé bán diêm và cảm nghĩ của người viết (thương tiếc, xót xa)

Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”

Xem thêm:  Bức tranh về cảnh đẹp ở nước ta

1. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát)

2. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy:

  • Nó xảy ra ở đâu, lúc nào? (thời gian, hoàn cảnh) Với ai? (nhân vật)
  • Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
  • Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)

3. Kết bài: Em có suy nghĩ gì về những kỉ niệm đó.

Check Also

tyad thumb mllh 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *