Soạn bài hồi thứ 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.
Hướng dẫn
1. Mở bài:
– Hoàng Lê nhất thống chí do nhóm Ngô gia văn phái sáng tác từ thời Tây Sơn kéo dài cho đến khoảng đầu triều Nguyễn.
– Đây là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán có qui mô lớn nhất trong văn học phong kiến nước ta, tái hiện chân thực và sinh động bối cảnh lịch sử đầy biến động trong khoảng ba thập kỉ cuối của thế kỉ XVIII và những năm đầu thế kỉ XIX.
– Nội dung hồi thứ 14 ghi chép lại những sự kiện lớn của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại quyền cai trị đất nước cho vua Lê.
2. Thân bài:
* Phân tích:
+ Sự suy thoái, thốt nát đến cực điểm của các tập đoàn phong kiến đương thời:
– Thời Lê mạt, vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan. Vua Lê Hiến Tông ốm đau, bạc nhược, cam phận làm bù nhìn, quyền hành rơi hết vào tay chúa Trịnh.
– Vua Lê Chiêu Thống cam tâm bán nước, làm tay sai cho giặc ngoại xâm.
– Chúa Trịnh Sâm sống xa hoa hưởng lạc, hoang dâm vô độ.
– Các phe phái phong kiến lục đục, chém giết lẫn nhau, tranh giành quyền lợi.
+ Hình ảnh sáng ngời của Nguyễn Huệ, vị anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc.
– Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long, không vấp phải sự kháng cự nào nên hết sức chủ quan.
– Biết được tài cầm quân xuất quỷ nhập thần của Nguyễn Huệ nên vua Lê Chiêu Thống vô cùng lo sợ.
– Nguyễn Huệ ra lệnh hành quân thần tốc ra Bắc, chỉ trong vòng 10 ngày đã đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược.
– Hình ảnh Nguyễn Huệ trực tiếp cưỡi voi đốc suất đại binh trong các cuộc tiến công với khí thế vũ bão của nghĩa quân Tây Sơn chính là khúc anh hùng ca ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chống xâm lăng.
– Tài năng quân sự kiệt xuất của Nguyễn Huệ đã tôn vinh tên tuổi ông trong lịch sử nước nhà.
+ Thái độ của các tác giả:
– Tôn trọng sự thật lịch sử, nêu cao ý thức tự hào dân tộc.
– Dù có cảm tình với nhà Lê nhưng không đồng tình với thái độ hèn nhát “cõng rắn cán gà nhà’ của vua Lê Chiêu Thống.
– Viết về Quang Trung Nguyễn Huệ bằng ngòi bút phấn khích, tự hào, ca ngợi.
3. Kết bài:
– Bằng lối văn kể chuyện kết hợp với miêu tả chân thực và sinh động, các tác giả đã tái hiện bức tranh hiện thực lịch sử hào hùng với chiến công vang dội của nghĩa quân Tây Sơn quét sạch quân xâm lược nhà Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.
– Khẳng định sức mạnh to lớn của chính nghĩa và số phận thảm hại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước.
– Hoàng Lê nhất thống chí là dấu son trong quá trình phát triển của văn học viết phong kiến thế kỉ XVIII.
Theo Tapchivanhoc.com