Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của tác giả Phạm Đình Hổ

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Trích Vũ Trung tùy bút của tác giả Phạm Đình Hổ. Đây là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 vô cùng độc đáo. Giải Văn hôm nay sẽ mang đến cho các bạn được một bài soạn hưu ích nhất, chúng ta cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Bài làm

Bố cục:

– Phần 1 (Từ đầu cho đến chỗ “biết đó là triệu bất tường”): Nói về cuộc sống xa hoa trụy lạc và vô độ trong phủ Chúa.

– Phần 2 (Phần còn lại): Chính sự tác oai tác quái, cũng như sự nhũng nhiễu dân chúng của bọn quan lại dưới quyền Chúa Trịnh.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: “… kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?

– Chính việc xây dựng đình đài và thú ngao du vô độ

– Tác giả cũng đã miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh

– Có thể thấy được cũng chính việc thu sản vật, thứ quý. Hay đó cũng chính là những việc bày vẽ trang trí trong phủ gây phiền nhiễu lại còn rất tốn kém.

>>> Tác giả thật tài tình khi kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh thông qua việc miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa dó là đoạn: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.”. Chính những cảm nhận của tác giả về cái triệu bất tường dường như cũng lại mang ý nghĩa như sự phê phán, mang được một ý nghĩa cảnh báo về thói ăn chơi, về một sự hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi cũng như chính xương máu của nhân dân lúc này đây cũng lại sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương.

Câu 2: Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhùng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu… cũng là vì cớ ấy”.

Chính những bọn quan hầu cận trong phủ chúa, cậy thế mà dám làm càn, tác oai tác quái trong nhân dân. Không chỉ dừng lại ở đó thì những thủ đoạn của chúng là hành động vừa ăn cắp vừa la làng. Thế rồi chính những người dân như thế là bị cướp của tới hai lần, bằng không thì cũng lại phải tự tay hủy bỏ của quý của mình. Thực sự đó là điều hết sức vô lí, bất công biết bao nhiêu.

Xem thêm:  Soạn bài Cố Hương của tác giả Lỗ Tấn

>>> Tóm lại chính trong đoạn văn tác giả kể lại một sự việc đã xảy ra cũng chính ngay ở tại gia đình mình để tăng sức thuyết phục thật chắc chắn cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên. Không chỉ dừng lại ở đó mà còn đồng thời cũng làm cho cách viết phong phú cũng vô cùng sinh động. Ta như nhận thấy được chính những cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua sự việc một cách kín đáo nhất.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh​​

Câu 3: Theo em, thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước?

– Chúng ta có thể nhận thấy được cũng chính thể tuỳ bút là thể văn dùng để ghi chép những con người cũng như những sự việc cụ thể, có thực. Để rồi thông qua đó người viết chú trọng bộc lộ thái độ, chú trọng đến chính những cảm xúc, suy tư, nhận thức đánh giá của mình về con người cũng như là về cuộc sống. Thông qua đây ta như nhận thấy được chính truyện là thể văn phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của chính đời sống qua các sự kiện, thông qua những biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.

– Thực sự ta nhận thấy được truyện thông thường phải có cốt truyện và nhân vật; cốt truyện cũng lại sẽ được trình bày có mở đầu, cũng như diễn biến, kết thúc. Không chỉ dừng lại ở đó tha nhận thấy nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí vô cùng đặc sắc. Thực sự ta nhận thấy được tuỳ bút là một sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn đồng thời cũng không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, bộc lộ các thái độ của tác giả.

Xem thêm:  Kể về mẹ kính yêu của em

Luyện tập

Câu hỏi (Sách giáo khoa trang 63 ): Nói về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

Có thể nói lúc này đây thì đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh lúc này cũng vô cùng hỗn độn, lũng loạn. Lúc này đây thì vua chúa thì ăn chơi hưởng lạc đã vậy thì cũng lại sống cuộc sống xa hoa. Thế nhưng đối lập với đó là cảnh dân chúng đói khổ tới mức có cả núi vàng cũng không mua nổi gạo mà ăn. Những người mà không có tiền thì phải bỏ ruộng bỏ vườn mà đi bóc vỏ cây, bắt chuột mà ăn. Hoàn cảnh lúc bấy giờ thật khó khăn và loạn lạc. Thật khó có thể tưởng tượng được người ta còn lấy thịt người để làm thức ăn. Tình cảnh khốn khố vô cùng tận.

Ý nghĩa – Nhận xét

– Thông qua bài học, học sinh chúng ta cũng phải có được những nhận thức được bối cảnh đất nước ta trong thời kì vua Lê – chúa Trịnh lúc đó.

– Thấy được các nét đặc sắc trong tùy bút của Phạm Đình Hổ có thể kể ra như: bút pháp miêu tả, cùng với đó chính là những sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức miêu tả, trần thuật, tự sự,…

Trên đây là bài soạnChuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hay và cũng vô cùng hấp dẫn. Các em hãy tham khảo để có thêm cho mình những kiến thức đúng cho mình và để buổi học được tốt nhất.

Xem thêm:  Lớp em tổ chức thảo luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”. Em hãy viết bài văn ngắn giới thiệu về nhà văn mà em yêu quý

Chúc các em học tốt!

Minh Minh

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Đồng Chí

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Soạn bài Bàn Về Đọc Sách

Check Also

1586828911 38 cuuheight990 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *