Soạn bài Bàn về đọc sách lớp 9

Đọc sách là một trong những kĩ năng, việc làm cần thiết và nên làm trong đời sống. Không chỉ lợi ích nó đem lại rất nhiều:trau dồi kiến thức, khiến con người trở nên trưởng thành có học thức hơn, khiễn tâm hỗn mỗi người trở nên thư thái.. Để nói về tác dụng của việc đọc sách có lẽ sẽ chẳng bao giờ kể hết. Đúng là như vậy, trên thực tế có rất nhiều những áng thơ văn viết về chủ đề sách cũng không ít, khuyến khích chúng ta đọc sách rất nhiều. Trong đó tiêu biểu phải kể đến “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm. dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm lớp 9. Việc soạn bài ở nhà là một bước chuẩn bị cần thiết nên có trước khi lên lớp.

SOẠN BÀI BÀN VỀ ĐỌC SÁCH LỚP 9.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Chu Quang Tiềm (1897 – 1986): là nhà mĩ học, nhà lí luận văn học nổi tiếng người Trung Quốc.

2. Tác phẩm

Trong những bài viết của mình, ông đã nhiều lần viết về chuyện đọc sách. Riêng bài viết này là quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn đầy tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ sau.

II. Hướng dẫn soạn bài Bàn về đọc sách đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 6 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Văn bản nêu lên tầm quan trọng cửa việc đọc sách. Hoạt động này trong quá trình tích lũy tri thức của mỗi người cần phải có yêu cầu cao.

Xem thêm:  Thuyết minh cầu Rồng Đà Nẵng

Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí:

  • Phần 1(học vấn…phát hiện thế giới mới):khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách
  • Phần 2 (lịch sử…tự tiêu hao năng lượng): các khó khăn, nguy hại dễ gặp trong việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
  • Phần 3 (còn lại): bàn về phương pháp đọc sách (cách lựa chọn sách cần đọc và đọc như thế nào)

Câu 2 trang 6 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Sách có tầm quan tọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là khi tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý bàu của loài người.

Đối với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.

Câu 3 trang 6 SGK ngữ văn 9 tập 2:

a) Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách càng không dễ. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra ít nhất hai nguy hại:

  • sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sông” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
  • sách nhiều dễ khiến người đọc khó chọn, lãng phí thời gian và sức lực ở những cuốn không có ích.
Xem thêm:  Tâm trạng và tình cảm của Hoàng Cầm thể hiện trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống

Theo ý kiến tác giả cần lựa chọn sách khi đọc. Điều này thể hiện ở chỗ:

  • Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải đọc tinh, đọc cho kĩ những tác phẩm có giá trị, có lợi cho mình
  • Cần đọc kĩ cuốn sach thuộc về lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình
  • Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu cũng không quên đọc sách có lĩnh vực thường thức, gẫn gũi, kề cận với lĩnh vực chuyên sâu của mình

Câu 4 trang 7 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở các điểm:

  • Không nên đọc sách lướt qua, vùa đọc phải vừa ngẫm, “trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.
  • Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch  và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

Câu 5 trang 7 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:

  • Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu
  • Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt tự nhiên
  • Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài
Xem thêm:  Dàn ý bài: Phân tích bài ca dao sau “Bắc thang lên tận cung mây, Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời …”

III. Luyện tập  bài Bàn về đọc sách

Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rỗng và đọc sâu, đọc sách thường thức và đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không phải tùy hứng, vừa đọc vừa phải nghiền ngẫm. Qua bài “bàn về đọc sách” Chu Quang Tiềm đã trình bày các ý kiến xác đáng ấy một cách có lý bằng những dẫn chứng sinh động.

Nguồn Internet

Check Also

truong 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *