Qua các văn bản” Chiếu dời đô” và ‘Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước – Bài văn hay lớp 8

Qua các văn bản” Chiếu dời đô” và ‘Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước – Bài văn hay lớp 8

Hướng dẫn

Vai trò của những người lãnh đạo

Bài làm

Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn sáng lên tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Khi xảy ra quốc biến, sự anh minh của những bậc lãnh đạo ấy vô cùng quan trọng bởi nó liên quan đến vận mệnh của cả đất nước.

Khi đất nước có việc hệ trọng, người lãnh đạo luôn là người có tâm huyết và lòng yêu nước cao độ nồng nàn. Bởi có yêu nước thì họ mới trăn trở, suy nghĩ để tìm cách bảo vệ đất nước. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ những tình cảm, tâm tư chân thành của mình trước cảnh đất nước sắp có chiến tranh. Vì lòng yêu nước nên ông không thể nhắm mắt làm ngơ trước hành vi ngang ngược của giặc. Ông lo nghĩ đến vận mệnh nước nhà mà quên ăn quên ngủ, trằn trọc “nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa…”. Ông đã nguyện hi sinh thân mình để đổi lấy vận mệnh quốc gia: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Rất dứt khoát và mạnh mẽ, người anh hùng, người tướng cầm quân cần phải có một ý chí như vậy để tạo nên sức mạnh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trần Quốc Tuấn quả thật tâm huyết, dốc lòng dốc sức cho sự nghiệp nước nhà. Nếu Hịch tướng sĩ viết trong thời kì đất nước chiến tranh, loạn lạc với hào khí của một dũng tựớng thì Chiếu dời đô lại khác. Hai văn bản tuy mục đích khác -nhau nhưng đều cho ta thấy rõ tấm lòng của những bậc lãnh đạo anh minh. Chiếu dời đô không có một từ “yêu nước” nào nhưng ta vẫn thấy một tấm lòng yêu nước của Lí Công uẩn. Mục đích của nhà vua là dời đô để mưu toan việc lớn, để nhân dân có cuộc sống ấm no hơn. Có một kinh đô bền vững thì nước Đại Việt mới hưng thịnh được. Đây chẳng phải là một việc làm vì dân, vì nước hay sao? Như vậy yêu nước không nhất thiết phải cầm quân ra trận, phải nói lên những lời đanh thép, mà yêu nước cũng có thể là một việc làm có lợi cho dân, cho nước.

Xem thêm:  Soạn Bài Dấu Ngoặc Đơn Và Dấu Hai Chấm

Những nhà lãnh đạo còn phải có một tài năng, sự sáng suốt và một tầm nhìn xa trông rộng. Phải vậy thì họ mới nắm bắt được những thời cơ, đoán biết những thuận lợi nhằm giúp đất nước ngày một hưng thịnh hơn. Mặt khác, họ còn lường trước được những nguy cơ bị xâm lược và từ đó có sách lược chống kẻ thù. Trần Quốc Tuấn đã nhìn thấu được nạn giặc Nguyên – Mông mà thảo nên Binh thư yếu lược, rèn võ nghệ cho binh lính, chuẩn bị tinh thần chống giặc. Còn Lí Công uẩn

thì thấy rõ được Đại La có nhiều thuận lợi. Ông nhận ra địa thế đắc địa cửa thành Đại La, thế “ rồng cuộn hổ ngồi”, hướng “nhìn sông tựa núi”, xem khắp nước thì không đâu có được. Quả là một vị minh chủ với tài nhìn xa trông rộng. Bởi lẽ lịch sử đã chứng minh đây là cuộc dời đô sáng suốt, đúng đắn. Trong quãng thời gian từ ngày đó đến nay là 1000 năm thì thành Thăng Long (Đại La cũ) xứng đáng là kinh đô của bậc đế vương muôn đời.

Là một minh chủ, họ cũng tỏ rõ vai trò lãnh đạo vững vàng, ý chí quyết tâm dám nghĩ dám làm, thuyết phục được lòng dân. Đứng trước những biến cố, họ vẫn luôn giữ vững lòng yêu nước, ổn định tinh thần. Họ hiểu rằng họ là người được lựa chọn, đại diện cho một dân tộc. Những quyết định của họ có liên quan đến vận mệnh của đất nước, đến toàn dân. Muốn nhân dân yêu nước, họ cũng phải là người có lòng yêu nước, hiểu lòng dân, thương yêu dân. Như vậy dân mới đồng lòng và nhất trí tin tưởng. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đối với các tướng sĩ: ai không có mặc ta cho mặc, ai không có ăn ta cho ăn,…Một tinh thần đồng cam cộng khổ, chủ tướng cùng giúp nhau. Nhưng bên cạnh đó ông cũng trực tiếp phê phán những kẻ bàng quan chỉ biết hưởng lạc, thấy kẻ thù mà làm ngơ. Chính lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu vì đất nước trong lòng các tướng sĩ bấy giờ. Trong Chiếu dời đô, ta thấy Lí Công uẩn có một quyết tâm vô cùng to lớn. Nếu không mạnh dạn, quyết chí thì sao viết nên một bài chiếu ban bố với lời lẽ chặt chẽ, mang tính thuyết phục cao như vậy? Bởi lẽ việc dời đô là việc hệ trọng, nước thịnh hay suy là nhờ vào việc này, nhưng dân có đồng lòng thì mới có hiệu quả. Vậy nên Lí Công uẩn cũng đã khéo léo, quả quyết để chuyển dời. Trí tuệ đó thật anh minh, lòng nhân nghĩa ấy tuyệt vời. Đọc lên ta thấy đầy tâm huyết, không một lời bắt ép mà rất dân chủ, tình cảm nện toàn dân đã tin tưởng mà theo.

Xem thêm:  Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng

Bằng sự anh minh của mình, những người lãnh đạo luôn đưa đất nước đến bến bờ của chiến thắng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc. Ở bất cứ hoàn cảnh loạn lạc nào, đều xuất hiện những bậc lãnh đạo ưu tú làm xoay chuyển tình thế, tạo ra một bước ngoặt quan trọng đem về thắng lợi cho nhân dân. Người anh hùng Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Nguyên – Mông được coi là hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Vậy do đâu mà dân tộc,ta lại có thể đánh thắng được chúng? Bên cạnh sự đoàn kết, sức mạnh toàn dân thì còn có tài chỉ huy quân sự, tài thao lược sáng suốt của vị tướng thời Trần này. Lịch sử vẫn còn ghi lại đó, như Nguyễn Trãi từng viết:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đê một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có… ”

Nước Việt ta tự hào bởi có những minh quân như vậy. Nhũng gì mà đức Thái Tổ Lí Công Uẩn làm cho đến ngày nay vẫn là một điều đúng đắn, tất cả đều vì dân, vì nước. Thủ đô Hà Nội vẫn xứng đáng là nơi hội tụ tinh hoa ngàn năm.

Trải qua bao cuộc chiến tranh, bao thăng trầm của thời đại, chúng ta càng nhận thấy vai trò của những người lãnh đạo, những minh quân ái quốc quan trọng thế nào. Một đất nước cường thịnh hay suy vong phần lớn dựa vào những người đứng đầu như vậy.

Xem thêm:  Chứng minh truyện ngắn Tôi Đi Học giàu chất thơ

Mai Thế Nghĩa

(Trường THCS Yên Hóa)

>> Xem thêm Văn học và tình thương tại đây.

Tags:Bài văn hay lớp 8 · Vai trò của những người lãnh đạo

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7232 1494911290060 1017 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *