Phân tích tình đồng chí qua bài thơĐồng chícủa tác giả Chính Hữu

Phân tích tình đồng chí qua bài thơĐồng chícủa tác giả Chính Hữu

Hướng dẫn

Đồng chí là bài thơ viết về tình đồng đội, đồng chí trong chiến tranh. Em hãy phân tích tình đồng chí qua bài thơ “ Đồng chí ”của Chính Hữu để thấy được những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ thiêng liêng này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Đồng chí

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: Đọc bài thơ “Đồng chí”, ta thấy được một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao đẹp xuyên suốt bài thơ. Đó là tình đồng chí, đồng đội, keo sơn gắn bó, bình dị mà sâu sắc.

2. Thân bài

– Cơ sở để hình thành nên tình đồng chí trong những năm tháng kháng chiến gian khổ:

+ Thứ nhất, tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân.

+ Cơ sở thứ hai để hình thành nên tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lý tưởng chiến đấu. Đó là nhiệm vụ cùng sát cánh bên nhau để đánh đuổi kẻ thù giành lại độc lập cho Tổ quốc thân yêu

– Với nghệ thuật hoán dụ “súng – đầu” vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có mang ý nghĩa tượng trưng: súng tượng trưng cho chiến đấu, đầu tượng trưng cho lý tưởng, như vậy,cùng chung mục đích, lý tưởng họ càng trở nên gần gũi nhau hơn.

– Người lính “chung chăn” là chung cái khắc nghiệt, khó khăn, nhất là chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh, từ sự sẻ chia ấy, họ đã trở thành đôi tri kỉ.

– Trong những năm tháng khốn khó, gian lao ấy, tình đồng chí thiêng liêng, cao cả biết chừng nào, cùng chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.

– Những người lính, họ thấu hiểu về cảnh ngộ và nỗi bận lòng của nhau. Gia cảnh neo người của người đồng đội: khi họ vào lính phải gửi bạn, gian nhà không, không người chăm chút.

– “Mặc kệ”đã thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát ra đi đồng thời thể hiện sự hi sinh cao cả của các anh.

– Rét buốt, lạnh lẽo là vậy nhưng người lính vẫn hiện lên với một tư thế thật đẹp: “chờ giặc tới”. Đó là tư thế chủ động chờ giặc với một tâm hồn ung dung và thanh thản đến lạ kì.

– Đặt súng cạnh trăng, ta thấy dường như nó nói lên ý nghĩa của cuộc chiến: người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình. Súng là chiến sĩ, là thực tại, còn trăng là thi sĩ, là mơ mộng, tất cả bổ sung, hài hòa cho nhau như tâm hồn người lính Cách mạng.

3. Kết bài

Bài thơ “Đồng chí” là một bài thơ độc đáo viết về những người nông dân mặc áo lính. Bài thơ còn là một tượng đài chiến sĩ cao cả, thiêng liêng.

Xem thêm:  Dàn ý bài: Bình giảng đoạn thơ “Ôi những cánh đồng quê chảy máu…mắt người yêu” trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Bài liên quan đến bài thơ Đồng chí:

>>Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí

>>Hướng dẫn soạn văn Đồng chí của tác giả Chính Hữu

>>Giới thiệu về bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu

>>Giới thiệu về nhà thơ Chính Hữu – Tác giả của bài thơ Đồng chí

>>Cảm nhận về 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Đồng chí

Đọc bài thơ “Đồng chí”, ta thấy được một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao đẹp xuyên suốt bài thơ. Đó là tình đồng chí, đồng đội, keo sơn gắn bó, bình dị mà sâu sắc.

Trước hết, “Đồng chí” cho người đọc thấy được những cơ sở để hình thành nên tình đồng chí trong những năm tháng kháng chiến gian khổ. Thứ nhất, tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,”

Anh với tôi đều là những người lính ra đi từ những miền quê nghèo, lam lũ: anh ở nơi “nước mặn đồng chua”, còn tôi ở nơi “đất cày lên sỏi đá”, tất cả đều là những vùng miền khó khăn. Việc tác giả sử dụng thành ngữ giúp người đọc hình dung đó là những miền quê nghèo khó, cùng với nghệ thuật đối đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân, cả hai cùng chung cái nghèo. Chính điều đó đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ, tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội và trở nên thân quen nhau hơn. Cơ sở thứ hai để hình thành nên tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lý tưởng chiến đấu. Đó là nhiệm vụ cùng sát cánh bên nhau để đánh đuổi kẻ thù giành lại độc lập cho Tổ quốc thân yêu.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Với nghệ thuật hoán dụ “súng – đầu” vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có mang ý nghĩa tượng trưng: súng tượng trưng cho chiến đấu, đầu tượng trưng cho lý tưởng, như vậy,cùng chung mục đích, lý tưởng họ càng trở nên gần gũi nhau hơn. Bên cạnh đó còn nghệ thuật điệp ngữ “súng, đầu, bên” diễn tả sự sát cánh bên nhau của các anh bộ đội. Và cơ sở thứ ba để hình thành tình đồng chí đó là cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, cùng chung cái khó khăn của cuộc đời người lính. Đêm núi rừng Việt Bắc rất lạnh, người lính lại thiếu thốn đủ thứ nên họ phải đắp chung một chiếc chăn. Người lính “chung chăn” là chung cái khắc nghiệt, khó khăn, nhất là chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh, từ sự sẻ chia ấy, họ đã trở thành đôi tri kỉ. Và cái quan trọng nhất chính là câu thơ cuối khổ “Đồng chí!”. Đây là một câu đặc biệt, nó như một nốt nhấn của bản đàn, vang lên như một phát hiện, một tiếng gọi thiết tha, xúc động từ trong tim, đồng thời như một tấm bản lề khép mở hai phần của bài thơ.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Và trong những năm tháng khốn khó, gian lao ấy, tình đồng chí thiêng liêng, cao cả biết chừng nào, cùng chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

Những người lính, họ thấu hiểu về cảnh ngộ và nỗi bận lòng của nhau. Gia cảnh neo người của người đồng đội: khi họ vào lính phải gửi bạn, gian nhà không, không người chăm chút. Ta thấy hình ảnh gian nhà không và gió lung lay không chỉ gợi cái nghèo xơ xác mà còn thể hiện cái trống vắng, hoang lạnh khi vắng đi bàn tay chăm chút của người đồng đội. Thấu hiểu ý chí lên đường, cuộc tình yêu nước khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư. “Mặc kệ”đã thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát ra đi đồng thời thể hiện sự hi sinh cao cả của các anh. Thấu hiểu nỗi nhớ quê hương da diết: nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ tượng trưng cho không gian làng quê, ẩn dụ chỉ chỉ những con người nơi quê nhà. Tiếp theo là bảy câu thơ sau:

“Anh với tôi biết ừng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Từng trải qua sự hành hạ của những cơn sốt rét rừng, cùng quan tâm lo lắng đến nhau, hơn nữa là sự thiếu thôn quân trang, quân bị. Với nghệ thuật liệt kê, hình ảnh thơ chân thực, không tô vẽ đã diễn tả những khó khăn chồng chất và thể hiện sự sẻ chia những khó khăn, gian khổ. Gian khó là vậy nhưng tình đồng chí vẫn sáng ngời với câu thơ cuối khổ hai. Ta thấy đố không phải cái nắm tay thông thường mà là cái nắm tay thắm tình đồng chí, đồng đội. Trong cái nắm tay không lời kia, dường như bao buốt giá bỗng tan, bao cơn sốt rét bỗng ngừng, bao nhiêu hơi ấm như lan tỏa.

Xem thêm:  Cậu là một người bạn tuyệt vời và đáng quý! Chúc cậu có một ngày sinh nhật thật ý nghĩa và hạnh phúc nhé!

Cuối cùng là biểu tượng cao đẹp nhất của tình đồng chí, một bức tranh đẹp thắm tình đồng đội.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”.

Bức tranh đẹp ấy nó được hiện lên trên nền thời gian và không gian cụ thể. Thời gian là đêm nay, đêm trước một trận đánh lớn, còn không gian là rừng hoang sương muối, sương muối làm chân các anh lính tê cứng lại đến nỗi mất cảm giác. Dường như thời gian và không gian ấy đã tái hiện không khí căng thẳng, lúc này người lính phải đối mặt với những mất mát, hi sinh khó tránh khỏi. Rét buốt, lạnh lẽo là vậy nhưng người lính vẫn hiện lên với một tư thế thật đẹp: “chờ giặc tới”. Đó là tư thế chủ động chờ giặc với một tâm hồn ung dung và thanh thản đến lạ kì. Trong giây phút đầy cam go ấy, giữa sự sống và cái chết rất mong manh, họ vẫn thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng. Chính tình đồng chí, đồng đội là sức mạnh vững chãi để họ “ đứng cạnh bên nhau”, giúp họ vượt lên thực tế gian khổ của cuộc chiến, họ vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau. Và hơn hết là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người lính, với câu thơ cuối cùng, ta vừa thấy được hình ảnh thực được nhận ra từ những hành quân phục kích giặc nhưng cũng vừa thấy được hình ảnh tượng trưng: súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của hòa bình. Đặt súng cạnh trăng, ta thấy dường như nó nói lên ý nghĩa của cuộc chiến: người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình. Súng là chiến sĩ, là thực tại, còn trăng là thi sĩ, là mơ mộng, tất cả bổ sung, hài hòa cho nhau như tâm hồn người lính Cách mạng.

Bài thơ “Đồng chí” là một bài thơ độc đáo viết về những người nông dân mặc áo lính. Bài thơ còn là một tượng đài chiến sĩ cao cả, thiêng liêng.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

ao dai2 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *