Đề bài: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà
Bài làm
Tác giả Nguyễn Quang Sáng không cần phải sáng tác quá nhiều tác phẩm mới được nổi danh trên văn đàn văn học Việt Nam. Duy chỉ với truyện ngắn “Chiếc lược ngà” với việc xây dựng được tình huống truyện cũng như xây dựng được tính cách, tâm lý nhân vật bé Thu mà khiến cho người đọc không thể quên được.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” chính là một tác phẩm hay nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Thông qua câu chuyện tác giả Nguyễn Quang Sang dường như cũng muốn lên án chiến tranh, lên án những tội ác của bọn thực dân đế quốc Pháp và Mỹ dường như cũng đã làm cho nhiều gia đình Việt Nam rơi vào cảnh ly tán, tang tóc đến đau thương. Nhân vật bé Thu là một nhân vật vô cùng đáng thương, người đọc có thể nhận thấy ngay được từ nhỏ khi em mới sinh ra thì cha em – người đàn ông duy nhất, là trụ cột của gia đình phải đi ra chiến trường chống giặc ngoại xâm. Với nhân vật bé Thu hình ảnh ba trong lòng em rất ít ỏi và lại không có những kỷ niệm ngọt ngào, cũng như nhận được tình thương yêu như bao đứa trẻ khác được lớn lên trong vòng tay của ba, được ba cõng đi chơi và mua cho những thứ đồ chơi mà mình thích. Nhân vật bé Thu lại chỉ được cảm nhận thấy ba thông qua bức ảnh mà ba chụp chung với má mà thôi. Thực sự với một đứa nhỏ biết về ba quá ít như vậy thì bé Thu cũng không dễ dàng gì chấp nhận một người ba bằng xương bằng thịt mà đặc biệt lại không giống với bức ảnh mà em được nhìn và mặc định người nào phải giống y như bức ảnh kia mới là ba của em. Nhưng chiến tranh thực sự là một kẻ hủy diệt, nó khiến cho cha con họ không được ở gần bên nhau. Ông Sáu phải đi vào chiến trận từ lúc bé Thu còn chưa đầy một tuổi. Và chiến tranh cũng khiến cho bé Thu không nhận được ra cha của mình chỉ vì cái khắc nghiệt của chiến tranh đã khiến trên khuôn mặt của ông có một vết thẹo. Chiến tranh thực sự là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho bé Thu không nhận ba. Và điều này đã gây ra cho ông Sáu và cả bé Thu bị rơi vào bi kịch giằng xé khi họ gặp lại nhau nhưng không nhận ra nhau.
Người đọc cũng có thể nhận thấy được cũng chính dưới ngòi bút sắc sảo, cùng sự miêu tả khá tỉ mỉ của tác giả Nguyễn Quang Sáng thì độc giả chúng ta thấy rằng bé Thu là một cô bé cá tính. Nguyễn Quang Sáng cũng xây dựng lên nhân vật bé Thu cũng khá ngang ngạnh nhưng cũng vô cùng sâu sắc và nhiều tình cảm. Bé Thu lúc này đây dường như cũng giống như một con nhím nhỏ thu mình trong chiếc áo da gắn bên ngoài toàn gai nhưng bên trong là lớp thịt mềm mại và vô cùng yếu đuối.
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà
Không chỉ vậy tác giả Nguyễn Quang Sáng thật sự có tài miêu tả, đồng thời ông dường như cũng rất có tâm với nhân vật của mình – nhân vật bé Thu chính vì thế nên mới có thể miêu tả nhân vật thu vừa ngang ngạnh nhưng cũng vừa ngây thơ trong sáng đúng với lứa tuổi. Tác giả như có khả năng khiến cho người đọc vừa giận vừa thương cho nhân vật của ông. Chỉ 8 tuổi thôi nhưng bé Thu cũng đã bộ lộ là một con người sống giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ và cũng thật kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ. Không dừng lại ở đó chính diễn biến tâm lý của nhân vật Thu lúc này đây cũng đã chia thành hai giai đoạn khó rõ nét và sâu sắc đó là hai thái cực hoàn toàn khác nhau và có lúc trái ngược nhau rõ rệt.
Khi mà bé Thu chưa nhận ba, lúc này cô bé đúng thựuc một con nhím xù lông lên với người cha của mình. Tính cách của bé Thu lúc này đây cũng vô cùng ương bướng nhất quyết không chịu nhận ba, cho dù đó là người cha mà Thu luôn mong muốn có và luôn mong chờ để gặp ba. Thế nhưng khi đứng trước một người xa lạ cô bé không phải là người dễ dàng tiếp nhận, có lẽ chính vì thế con bé cá tính và ngang ngạnh đó luôn nói trống không với ông Sáu. Tiếp đến là Thu biết được những vết sẹo trên mặt ba của mình chính là do tàn tích của những trận đánh vô cùng ác liệt đầy anh dũng của ba, điều này khiến cho con bé đã vô cùng xúc động. Cho đến khi ngày nghỉ phép cũng hết khi ông Sáu như cũng đã nói với nó một câu nói chân thành mà cũng thật nghẹn ngào rằng “Ba đi nghe con” thì bé Thu lúc này đây cũng đã òa lên khóc nức nở. Độc giả nhận thấy được chính tiếng “Ba” bị kìm nén trong tim nó bao lâu nay, đó cũng chính là một tiếng ba mà nó luôn mong chờ để được thốt lên từ đôi môi mong chờ có thể gọi tiếng “ba” từ lâu nay đã thoát ra rưng rưng, nghẹn ngào và xúc động biết bao nhiêu. Bé Thu cương quyết không cho ba đi và để lại cho ông Sáu và tất cả mọi người thấy một tình cảm ba con mãnh liệt. Thực sự chính hình ảnh chia tay của nhân vật Thu và người cha khiến cho người đọc rơi lệ, bởi tác giả Nguyễn Quang Sáng viết vô cùng sâu sắc và thấm đẫm chất tình.
Truyện ngắn độc đáo “Chiếc lược ngà”của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn hay và vô cùng thành công. Truyện cũng đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc vui có, buồn có có khi có cả những bực dọc có thông qua nhân vật Thu tác giả Nguyễn Quang Sáng dường như cũng đã nói lên tình cảm cha con ruột thịt rất thiêng liêng đáng trân trọng biết bao nhiêu,
Minh Nguyệt