Phân tích nghệ thuật trào phúng và bức chân dung biếm họa trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Phân tích nghệ thuật trào phúng và bức chân dung biếm họa trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Hướng dẫn

Đọc tiêu đề của đoạn trích với cái tên Hạnh phúc của một tang gia, người đọc đã nhận thấy nhận thấy có sự mâu thuẫn ngay tiêu đề của tác phẩm. Gia đình có tang thường gắn với sự đau buồn, nhưng ở đây, sự đau buồn chỉ là giả tạo, còn hạnh phúc mới thật sự đến với mỗi con người. Bằng nghệ thật trào phúng, tác giả đã vẽ lên một bức chân dung biếm họa đáng cười đang tồn tại trong một xã hội nử ta nửa Tây lúc bấy giờ.

Câu chuyện kể về sự giàu có, hỗn loạn của một gia đình có một cụ già ốm nặng. Bọn cháu con một mặt muốn mau chóng thỏa mãn những toan tính ích kỷ của mình, muốn cho cụ cố tổ, một ông già hơn tám mươi tuổi, sớm chết để chia chác tiền tài, danh vọng: nhưng mặt khác cố tỏ ta là một tang gia “chí tình chí hiếu” bằng cách tổ chức một đám tang thật to, thật nổi đình nổi đám (tất nhiên những toan tính ích kỷ sẽ lấn át lòng hiếu nghĩa, tình máu mủ). Đây là tình huống để vạch trần thói đạo đức giả (hay thói hợm hĩnh, rởm đời), cũng là hoàn cảnh thích hợp để dựng thành công các chân dung biếm họa như Xuân, Tuyết, cụ Cố Hồng, ông Văn Minh, ông Phán dây thép, cô Tuyết… Cụ thể là:

Sự châm biếm trào phúng được tác giả thể hiện ở mâu thuẫn giữa cái vui sướng và buồn khổ; giữa cái trang nghiêm, thành kính và nhố nhăng; giữa chân thành và giả tạo. Cái chết của cụ cố tổ không mảy may làm cho con cháu đau thương, bất hạnh mà trái lại, đã mang lại cho họ thật nhiều hạnh phúc, vui sướng. Hạnh phúc tột bậc, om sòm ngay trong hoàn cảnh bất hạnh nhất, thành cái hạnh phúc quái gở: Không khí chung của đám tang là vui sướng, tưng bừng đi đưa…, đi thuê…; đám con cháu đều vui sướng như mở cờ trong bụng, mỗi người mê mảu, ngất ngây một niềm vui riêng. Coi cái chết kia chậm trễ là điều đau khổ, coi việc chậm phát nhục cũng là đáng chỉ trích, phê phán. Vì thế, đám tang được cử hành chính là một khao khát đợi chờ đã được thỏa mãn, toại nguyện. Cho nên đám ma mà như đám rước, đám hội, cứ như là đám ma giả; mọi cố gắng của tang gia làm cho đám ma càng to, càng phô bày sự nhố nhăng, bát nháo, rởm đời.

Ngay ở đầu đoạn trích, người đọc đã hình dung ra rằng cái chết của ông già kia được nhiều người mong đợi từ lâu. Con cháu của ông già ấy đa ng dón chờ cái giây phút hạnh phúc khi nhận được tin báo ông già ấy chết thật. Khi ông gia chết, con cháu bắt đầu bàn nhau để tiến hành một đám ma thật to, thể hiện sự xót thương của ông cụ, nhưng thực chất tấm lòng đó chỉ là giả tạo. Đám tang thì rất to, rất om sòm, đúng là nổi đình, nổi đám, nhưng lại thiếu hẳn lòng buồn đau, thương tiếc chân thành; trái lại chỉ có sự bạc bẽo, vô tình. Đây cũng chính là mâu thuẫn trào phúng trung tâm của chương truyện. Hạnh phúc không phải chỉ có ở con cháu ông cụ mà còn ở cả những người bạn bè của con cháu, từ ông cảnh sát Min Đơ, Min Toa đến sư cụ Tăng Phú; từ ông Typn đễ Xuân tóc đỏ, cả những quý ông, quý bà, trai thanh gái tú, nghĩa là tất cả những người đi đưa đám ma, ai cũng hạnh phúc, sung sướng, hể hả vô cùng. Điều này thể hiện ý nghĩa sâu cay mà tác giả đã gửi gắm qua chương truyện, nhà văn muốn nói đến cái xã hội nhố nhăng, mất hết tình người của cái xã hội nửa phong kiến lúc bấy giờ. Đó là sự phê phán, khinh miệt cái xã hội xấu xa đó.

Tác giả đã dùng ngòi bút tinh tế của mình để miêu tả lại cảnh đi đưa ma, một cảnh đáng phê phán vì nó không dùng cho việc đưa ma. Những ông bạn thân của cụ Cố Hồng thì sung sướng được khoe râu, khoe ria, khoe huân hương; đám trai thanh gái lịch thì có dịp hẹn hò, gặp gỡ nhau để nói với nhau “nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị”. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ mười tám là Min Đơ và Min Toa được thuê trật tự cho đám ma thì “sung sướng cực điểm”. Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe”… Tác giả đã rất mạnh bạo dùng nhiều lần các từ “vui vẻ”, “sung sướng” để diễn tả cái không khí chung rất ngược đời nhưng lại rất thưc của đám tang: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”; “thành thử, tang gia ai cũng vui vẻ cả!”, “bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thỏa thích…”; ‘người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma”… máy ảnh chụp lia lịa như trong hội chợ.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và phát biểu cảm nghĩ về nỗi bất hạnh này của Thúy Kiều.

Mỗi nét mặt, mỗi cách thể hiện cũng như thái độ của những con người tham gia đám ma ấy là một bức chân dung biếm họa đặc sắc. Mỗi người náo nức một niềm riêng, vui sướng, hạnh phúc đến lạ kì, quái gở: Cụ cố Hồng ngât ngây, hãnh diện vì sắp được thiên hạ trầm trồ khen… “già”; Ông Phán dây thép mãn nguyện vì khoản tiền hai nghìn đồng dành riêng cho “người chồng mọc sừng” mà ông sẽ được hưởng; ông Văn Minh thì yên tâm hài lòng mê mẩn vì “cái chức thư kia” đã đến lúc được đưa vào “thực hành”; cậu tú Tân háo hức vì mấy cái máy ảnh sắp được dùng; cô Tuyết, bà Văn Minh sung sướng hãnh diễn vì các mẫu y phục mới sắp được trưng diện trong đám tang; cụ bà thì “sung sướng vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế và đám ma như thế đã là danh giá nhất tất cả”; cho nên khi thấy Xuân xuất hiện, cùng với những cỗ xe, vòng hoa danh giá, cụ bà đã “sung sướng kêu” lên, cảm động và biết ơn nó hết sức…

Sự xuất hiện của Xuân tóc đỏ trong đám tang của cụ đã làm tăng thêm thái độ châm biếm, mỉa mai của nhà văn. Ngoài việc được ông Phán dây thép thanh toán thêm môt cái giấy bạc năm đồng gấp tư trong một phi vụ hợp đồng làm ăn với ông này, ngay trong đám tang. Người ta bỗng thấy ra rằng: “Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn”! Vậy là thêm một lần nữa, Xuân lại gặp “số đỏ” vì cái chết thật, chết bình tĩnh của ông già hơn tám mươi tuổi “đáng chết”. Cũng như ông Phán mọc sừng, Xuân là một trong hai thủ phạm trực tiếp gây ra cái chết của cụ cố tổ để có đám ma này, vậy mà cả hai đều tỏ ra là những ông cháu rể quý hóa nhất của người chết. Với sự nghịch lí ngược đời được tác giả miêu tả trong đám tang, nhà văn đã phê phán cái tình huyết thống, máu mủ trong gia đình tư sản và xã hội thượng luu thành thị suy thoái nhạt nhẽo, khôi hài, tệ bạc đến mức nào. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền, danh lợi; chỉ coi trọng cái tiếng tăm, “danh giá”; chạy theo cái giả dối, hỡm hĩnh, rởm đời.

Với ngòi bút miêu tả hết sức chân thực của mình, tác giả đã lậtt tẩy được sự giả tạo trong một vài biểu hiện của sự “bối rối” (tang gia bối rối), của những gương mặt buồn rất lãng mạn, rất đúng mốt: những lời than “khổ lắm…” của Cố Hồng, bậc con trưởng; vẻ đăm chiêu của ông cháu đích tôn; vẽ buồn lãng mạn của cô Tuyết; nỗi xúc động của các bậc mày râu… tất cả đều đã được nhà văn lật tẩy. Cố Hồng “khổ lắm” (thằng bồi tiêm đếm được “một nghìn tám trăm bảy mươi hai” lần câu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!’ của cụ) chỉ vì thói quen và thì “chuyện Tuyết, hay việc Xuân tóc đỏ gây ra cho Tuyết vậy”. Ông Văn Minh “đăm chiêu” vì nghĩ đến hiệu lực của cái “chúc thư kia”, và vì mải toan tính cách tẩy rửa quá khứ của Xuân để gả Tuyết cho Xuân. Cô Tuyết buồn “như bị kim đâm vào lòng” vì “tìm kiếm khắp mặt trong bọn người đi đưa đám ma không thấy bạn giai đâu cả”. Các quý ông, khi trông thấy làn dan trắng thập thò “trên cánh tay và trên ngực cô Tuyết” đã “cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng”…

Thêm một sự lật tẩy thâm thúy khác: người ta nghe có tiếng khóc một đôi lần bật lên trong đám tang, tiếng khóc của cụ cố hồng và của ông Phán dây thép. Lúc hạ huyệt, cụ cố Hồng thì “mếu máo ngất đi”, còn ông Phán dây thép thì oặt cả người đi mà khóc “hứt!hứt…”. Nhưng một người khóc đê được cả thiên hạ khen: “con giai nhơn đã già đến kia kìa!”, còn người kia thì khóc trong sự tỉnh táo như chưa bao giờ tỉnh táo đến thế. Đó là những tiếng khóc giả để che đậy, để trang trí chứ không mảy may có cảm xúc đau đớn hay chút lòng thương tiếc chân thành. Còn những người đi đưa ma thì “buồn rầu” không phải chia sẽ nỗi buồn của tang gia, mà “buồn rầu và đau đớn về những điều sơ xuất của khổ chủ”.

Xem thêm:  Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán

Lúc hạ huyệt, “cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt kẻ từng người một, hoặc chống gậy hặc gục đầu hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… để cậu chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt”. Chi tiết này nếu đặt trong cùng hệ thống với lời bình của người kể chuyện ở đoạn trước – “Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu áo tang của tiệm may Âu hóa như ý ông Typn và bà Văn Minh” – sẽ cho thấy tính chất dàn cảnh, và đám ma như một sàn diễn, một vở diễn. Tất cả mọi việc đều tính toán, đạo diễn, xuất phát từ thói hám danh, từ tâm lý thích phô trương danh giá, sang trọng của cả “tang gia” thuộc xã hội thượng lưu tư sản hồi ấy.

– Đám ma “giả” – niềm vui sướng… “thật”.

Đám ma này là cơ hội để người trong tang gia, người đưa đám khoe khoang (khoe anh, khoe của, khoe áo, khoe tình…)

Tang gia cũng chia làm 2 phái: “Phái già” bị chê là bảo thủ, cỗ lỗ nhưng lại thích phô trương theo một kiểu. Cụ ông (tức là cụ Cố Hồng) cũng như bà cụ bà thì nhân dịp đám tang mà phô trương sự cao niên, từng trải, đáng kính của mình và cái danh giá, cái sang trọng củ gia đình, dòng họ. Và dĩ nhiên, cầu được ước thấy, “Phái trẻ” thì thích phô trương theo lối mới, kết quả là một sự bát nháo: tân, cổ, Ta, Tây, Tàu; bát nháo hạnh phúc và bất hạnh, vui sướng và buồn đau, thật và giả, cũ và mới, hạnh phúc lấn át bất hạnh, vui sướng lấn át buồn đau, giả lấn át thật, mới lấn át cũ.

“Tang gia” cũng có bối rối nhưng bối rối vì hôn sự của Tuyết, một cô nàng thích được “hư hỏng một cách khoa học” và luôn hãnh diễn vì tìm mãi không thấy bạn tình (“bạn giai”)… Đám tang cũng có tiếng khóc, nhưng khóc vì để thiên hạ chú ý và được tiếng khen. Vậy, buồn đau là giả, vui vẻ, hoan hỉ là thật; đám tang là giả, đám hội, đám rước là thật; sự hiếu nghĩa, tân tình chu đáo với người quá cố là giả, sự bạc bẽo, vô tình, thói phô phang, vụ lợi, ích kỷ mới là thật. Cái giả đội lốt cái thật. Song, cuối cùng cái giả không thể che giấu, bị lật tẩy, vạch trần khiến tiếng cười châm biếm, chế giễu bật ra tự nhiên, sâu sắc: đồng tiền, thói háo danh, hám lợi đã xói xom tát cả.

– Một số bấc chân dung biếm họa về “đám ma hạnh phúc”

Chân dung cô Tuyết, con gái yêu của cụ cố Hồng, người từng gây nên những vụ bê bối không kém gì cô chị Hoàng Hôn, được tác giả khắc họa như sau: “Hôm nay, Tuyết mặc bộ y phục ngây thơ – cái áo dài voan mỏng trong có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú – nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Với cái tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên cái mặt lại hô có vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt của một nhà đang có đám. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huân chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, vân vân, trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài, hoặc ngắn, hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đêu cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng.

Xem thêm:  Qua hai nhân vật Mị và A Phủ (“Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài), hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về giá trị hiện thực về nhân đạo của tác phẩm

Cách ăn mặc hở hang của Tuyết mà lại là biểu hiện của việc còn giữ được chữ trinh (một nữa chử trinh), thật nhảm nhí, khôi hài.

Cố Hồng cổ hủ mà háo danh, thích làm sang theo lối cổ hủ, thích được “hạnh phúc” một cách quái gở, “vô nghĩa lí”: “Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bổi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: biết rồi, khổ lắm, nói mãi của cụ cố Hồng. Mồm năm miệng cười, cụ kêu “khổ lắm” nhưng chính thực là cụ đang sung sướng đến ngất ngây: “Cụ chố Hồng nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa kho hạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ chỉ trỏ: ‘”Úi kia, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”. Cụ chắc cả mười phần rằng ai cũng phải gợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…

Văn Minh chồng trong gương mặt của một kẻ đăm chiêu, đã xem cái việc Xuân nói một câu nói giết chết “Ông già đáng chết” là một cái “ơn to” (!): “Đều băn khoăn của con cụ, ông Văn Minh chỉ là lời luật sư chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi. Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ rơi vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lí thuyết viễn vông nữa. Ông chỉ phiền nỗi không biết xử trí với Xuân tóc đỏ ra sao cho phải…. Xuân tuy phạm tội quyến rũ em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to… Làm thế nào? Ông phân vân, vò đầu rứt tóc lúc nào cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng cái moặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối”.

Ông Phán mọc sừng là hiện thân đầy đủ nhất của thói đạo đức giả, luôn biết tận dụng mọi cơ hội để “đào mỏ”. Đây là những toan tính giảo hoạt của ông: “Ông Phán mọc sừng đã được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng. Chính ông ta cũng không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến thế. Ông ta cho rằng Xuân có tài quảng cáo lắm, nói một lời lại có vài nghìn bạc thì ông Xuân nói đại khái “Thưa ngài, thứ hàng này tốt nhất, buôn ở phương Tây” chắc chắn phải có giá trị hơn nữa. Ông muốn gặp ngay Xuân để trả nốt năm đồng trước khi buôn bán cũng phải giữ chữ tín làm đầu”.

Và đây là hành vi đạo đức giả, bỉ ổi, khôi hài nhất của ông: “Xuân tóc đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to “Hứt!…. Hứt!…. Hứt!…”.

Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm sao cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng lòe xòe, ông Phán cứ oạt người đi, khóc mãi không thôi.

Phải nói rằng, Vũ Trọng Phụng đã có một cái nhìn hết sức sắc sảo và tinh đời khi miêu tả chi tiết, tỉ mỉ cách biểu hiện của từng nhân vật trong đám tang. Các nhân vật đó tạo cho mình một vỏ bọc hết sức tinh vi, nhưng không lọt qua được tầm mắt của nhà văn. Thông qua các nhân vật của mình, tác giả đã phê phán cái xã hội vì đống tiền, cái xã hội ích kỉ, giả nhân giả nghĩa, đến tình máu mủ ruột thịt cũng không còn.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

hinh anh nu sinh hot girl cap 2 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *