Phân tích hồi thứ 14 trích trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái
Hướng dẫn
Hồi 14 của Hoàng Lê nhất thống chí được tác giả Ngô Gia Văn Phái hướng ngòi bút vào khắc họa tài năng, tính cách của người anh hùng Nguyễn Huệ. Em hãy phân tích hồi thứ 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chíđể thấy được chân dung của người anh hùng này.
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích hồi 14 của Hoàng Lê nhất thống chí
1. Mở bài
- Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản đặc sắc ghi lại các sự kiện lịch sử
- Hồi thứ 14 là bản án dành cho triều đình, chế độ mà các tác giả tôn kính
2. Thân bài
-Sức mạnh của quân thanh
- Như hổ mọc thêm cánh, đạo quân hùng hậu, đi đến đâu thắng đến đó, nỗi khiếp sợ khi nghe tên
- Mạnh mẽ dẫn tới kiêu ngạo, quân kiêu ngạo, tướng kiêu ngạo
-Sức mạnh của quân Tây Sơn
- Gánh trên vai gánh nặng của nhân dân, gánh nặng mà triều đình không làm nổi
- Chuẩn bị lực lượng, biến đổi hằng ngày, sức mạng của người cầm quân, của quân sĩ
-Sự thối nát của triều đình và vị vua của dân tộc
- Bè lũ vua quân, tướng: nhút nhát, ham sống sợ chết, đáng chê cười
- Quang Trung: Tài đức vẹn toàn, cầm quân xông pha trận mạc, làm gương cho binh sĩ, không lo thân mình, lo nghĩ cho nhân dân, cho quân sĩ
- Ngô Sĩ Nghị: Bỏ chạy, chưa kịp mặc giáp, chưa kịp đóng yên
- Sức mạnh của quân Tây Sơn lúc bấy giờ như thần thành
3. Kết bài
– Cảm nghĩ về đoạn trích
- Ngòi bút, nghệ thuật, miêu tả đã thể hiện thành công hình ảnh đội quân, vị anh hùng dân tộc
- Sự vẻ vang hào hùng còn lưu đến đời sau
Bài liên quan đến tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí:
>>Phân tích hình tượng nhân vật Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí
>>Phân tích hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí
>>Phân tích hồi thơ thứ mười bốn trong bộ Hoàng Lê nhất thống chí của tác giả Ngô Gia Văn Phái
>>Giới thiệu về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
>>Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí – Bài văn đặc sắc nhất 2018
II. Bài tham khảo
Đã là con dân đất việt không thể không biết, không ai là không tự hào chuyện của vua Quang Trung đại phá ba mươi vạn quân Thanh, và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là văn kiện lịch sử ghi lại những chiến công hào hùng, oai phong lẫm liệt đó, tác phẩm khái quát một giai đoạn lịch sử với đầy những biến cố, đầy những thăng trầm đẫm máu của ông cha ta thời kì đó và hồi thứ 14 trong tác phẩm các tác giả đã viết lên một bản án rất chân thực dành cho cái triều đình, cái chế độ mà mình hằng tôn kính bao lâu nay, dành hết lòng trung quân ái quốc cho cái triều đình đó.
Hồi thứ 14 vô cùng đặc sắc khi người đọc thấy được những sự kiện toàn diện nhất, lúc đó quân Thanh dưới sự lãnh đạo của Tôn Sĩ Nghị như hổ mọc thêm cánh, đạo quân hùng hậu đó đi đến đâu cũng không ai cũng có thể đương đầu, sức mạnh khiến cho nhiều người nghe đến thôi cũng đủ khiếp sợ vô cùng nhưng cũng chính vì sức mạnh đó mà quân Thanh vô cùng kiêu ngạo từ tướng cho đến quân và điều này là mầm mống cho sự thất bại của chúng trong tương lai. Đối nghịch với sức mạnh đó là một chế độ không có khả năng hành động, không có ý chí của bè lũ Lê Chiêu Thống, bên cạnh đó người anh hùng áo vải đất Tây Sơn đang một mình gánh trên vai gánh nặng của toàn dân tộc, quân Tây Sơn ráo riết chuẩn bị, lực lượng biến đổi từng ngày, một người anh hùng hiện lên không phải là một kẻ vô danh tiểu tốt, cũng chẳng phải kẻ nông phu ít học, mà là một vị vua giàu tình thương, giàu tri thức, tài năng vẹn toàn am hiểu lòng người, am hiểu quân lính, trong giọng nói của ông luôn mang một khí phách khích lệ tướng sĩ vô cùng mạnh mẽ, những lời nói khích lệ tình yêu tự do, khích lệ tinh thần dân tộc, sức mạnh tồn tại trong những con người bị áp bức mà đứng lên.
Hồi thứ 14 còn là tấm bia khắc rõ cho đời sau thấy được sự hèn nhát, sự nhụt chí, ham sống sợ chết, đáng chê cười của một lũ vua quân tướng hưởng bổng lộc của nhân dân nhưng khi cần có mặt lại như rùa rụt cổ, và sự thật hùng hồn mà không ai có thể phủ nhận lúc này đó là Quang Trung là một vị vua tài đức vẹn toàn, là tổng tư lệnh nhưng ông vẫn cầm quân xung pha trận mạc, lấy thân mình ra đương đầu với quân địch để tạo khí thế hừng hực trong binh sĩ, không quan tâm đến tình mạng mà dùng tài năng của mình cống hiến hết mình vì một niềm tin tự do, giải phóng của dân tộc.
Về phía Tôn Sĩ Nghị thân làm tổng binh chưa xung trận mà đã vội vã tháo chạy, sợ hãi trước kẻ thù đến nỗi không thể bình tĩnh, ngựa chưa kịp đóng yên, người chưa kịp mặc giáp, bỏ lại tất cả phía sau lo cho bản thân mình. Lúc này sức mạnh chiến đấu và niềm tin có thể chiến thắng chỉ có thể đặt vào quân Tây Sơn, và sức mạnh đó xuất phát từ nhân dân, từ người cầm quân, sự đồng lòng tạo nên một luồng sóng to lớn vô cùng tạo nên khiếp sợ trong quân địch, quân ta từ dưới đất chui lên, xuất hiện, ẩn thân như thần thành, sự mờ ảo đó đã tạo nên khúc thiên hùng ca, một trận đại thắng vẻ vang trong lịch sử.
Bằng ngòi bút sắc sảo, nghệ thuật kể chuyện, bút pháp miêu tả một cách chân thực những nhân vật đồng thời những tình tiết cao trào, sinh động đã tạo nên trang những trang văn hào hùng mang đậm tính lịch sử, và Sự vẻ vang, hào hùng của dân tộc sẽ còn lưu truyền tới đời sau,
Theo Tapchivanhoc.com