Phân tích đoạn trích Những đứa trẻ trích hồi kí Thời thơ ấu của Go-rơ-ki

Phân tích đoạn trích Những đứa trẻ trích hồi kí Thời thơ ấu của Go-rơ-ki

Hướng dẫn

Đề bài: “Những đứa trẻ” là trích đoạn đặc sắc trong hồi kí “Thời thơ ấu” của M. Gorki. Dựa vào văn bản đã học, em hãy phân tích đoạn trích Những đứa trẻ trích hồi kí Thời thơ ấu của Go-rơ-ki.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu đoạn trích Những đứa trẻ trích hồi kí Thời thơ ấu của Go-rơ-ki: Mác-xim Go-rơ-ki là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Nga cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Nhà văn sáng tác nhiều những tác phẩm bao gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch,… và tác phẩm “Những đứa trẻ” được trích trong tiểu thuyết tự thuật “Thời thơ ấu” của ông

2. Thân bài

-Hoàn cảnh của A-li-ô-sa:

+ A-li-ô-sa đã phải về sống với ông bà ngoại vì mẹ đi lấy chồng khác, hoàn cảnh đó đã dẫn đến những năm tháng tuổi thơ héo hắt, thiếu thốn của A-li-ô-sa.

+ Ông ngoại của chú bé là người khó tính và tàn nhẫn, luôn đe dọa, chửi bới và đánh roi vọt, hai người cậu thì luôn tranh giành nhau gia tài, chỉ còn có người bà ngoại là yêu thương và che chở cho A-li-ô-sa

-Hoàn cảnh của ba đứa trẻ nhà đại tá:

+ Gia đình ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với nhà đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp

+ Hai nhà vốn thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, ông đại tá lại luôn hách dịch, coi khinh những người thuộc tầng lớp dưới.

Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

–> Viên đại tá đó không cho con mình chơi với A-li-ô-sa

-Tình bạn trong sáng giữa những đứa trẻ:

+ Bởi giữa A-li-ô-sa và những đứa trẻ kia có hoàn cảnh giống nhau, đều thiếu tình thương nên chúng nhanh chóng kết thân với nhau.

+ Tình bạn trong sáng đó đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng A-li-ô-sa, mãi đến khi trở thành nhà văn ông vẫn còn nhớ như in và kể lại xúc động như vậy

3. Kết bài

Ý nghĩa của đoạn trích: Qua đoạn trích “Những đứa trẻ”, chúng ta thấy được một A-li-ô-sa tuy còn nhỏ nhưng lại biết thấu hiểu, cảm thông và thương người, biết an ủi và san sẻ nỗi bất hạnh của người khác. Truyện còn khẳng định rõ sự phân biệt giàu nghèo và giai cấp trong xã hội không thể nào ngăn cản được tình bạn trong sáng của tuổi thơ

II. Bài tham khảo

Mác-xim Go-rơ-ki là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Nga cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, tên thật của ông theo cách gọi thân mật chính là A-li-ô-sa – một chú bé đã phải trải qua thời thơ ấu nhiều cay đắng và tủi nhục. Nhà văn sáng tác nhiều những tác phẩm bao gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch,… và tác phẩm “Những đứa trẻ” được trích trong tiểu thuyết tự thuật “Thời thơ ấu” của ông.

Mở đầu tác phẩm là chuyện bố của A-li-ô-sa mất khi chú bé mới ba tuổi. A-li-ô-sa đã phải về sống với ông bà ngoại vì mẹ đi lấy chồng khác, hoàn cảnh đó đã dẫn đến những năm tháng tuổi thơ héo hắt, thiếu thốn của A-li-ô-sa. Ông ngoại của chú bé là người khó tính và tàn nhẫn, luôn đe dọa, chửi bới và đánh roi vọt, hai người cậu thì luôn tranh giành nhau gia tài, chỉ còn có người bà ngoại là yêu thương và che chở cho A-li-ô-sa.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Bà ngoại thường kể chuyện cổ tích cho A-li-ô-sa nghe và khơi dậy trong tâm hồn chú bé những tình cảm tốt đẹp. Gia đình ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với nhà đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp, hai nhà vốn thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, ông đại tá lại luôn hách dịch, coi khinh những người thuộc tầng lớp dưới. Chính vì vậy mà viên đại tá đó không cho con mình chơi với A-li-ô-sa, chỉ nhờ có lần A-li-ô-sa cứu đứa con nhỏ của ông ta rơi xuống giếng nên ba đứa trẻ con ông đại tá mới yêu thích và rủ A-li-ô-sa sang chơi.

Qua trò chuyện, A-li-ô-sa mới biết được, ba đứa trẻ nhà hàng xóm kia tuy sống trong cảnh giàu sang êm ấm nhưng cũng chẳng được sung sướng gì, chúng cũng mất mẹ và phải sống với dì ghẻ, thường xuyên bị cấm đoán, đánh đòn. Bởi giữa A-li-ô-sa và những đứa trẻ kia có hoàn cảnh giống nhau, đều thiếu tình thương nên chúng nhanh chóng kết thân với nhau. Tình bạn trong sáng đó đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng A-li-ô-sa, mãi đến khi trở thành nhà văn ông vẫn còn nhớ như in và kể lại xúc động như vậy. Tuy bị ngăn cấm những chúng vẫn lén lút gặp nhau để trò chuyện và tâm sự, chúng giống nhau ở chỗ thiếu tình thương, chịu sự hà khắc va không có niềm vui tuổi thơ.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

Lắng nghe câu chuyện của nhau, chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con sợ hãi co cúm vào nhau khi thấy diều hâu. A-li-ô-sa thông cảm và thấu hiểu cuộc sống hoàn toàn thiếu tình thương của ba đứa trẻ kia, bởi chúng chỉ có bố nhưng ông bố lại luôn áp chế. Chúng không may mắn như A-li-ô-sa có người bà nhân hậu, thương yêu và chăm sóc cho chú bé. Có lẽ không chỉ ở lời nói, cả ánh mắt của những người bạn nhỏ đã đọng lại trong trái tim A-li-ô-sa, khiến cho chú bé dù sau bao nhiêu năm cũng không thể nào quên.

Qua đoạn trích “Những đứa trẻ”, chúng ta thấy được một A-li-ô-sa tuy còn nhỏ nhưng lại biết thấu hiểu, cảm thông và thương người, biết an ủi và san sẻ nỗi bất hạnh của người khác. Truyện còn khẳng định rõ sự phân biệt giàu nghèo và giai cấp trong xã hội không thể nào ngăn cản được tình bạn trong sáng của tuổi thơ.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7246 1494911290063 1020 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *