Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên

Đề bài: Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

Bài làm

Có những trang văn như dòng chảy qua tâm hồn ta, để lại lớp phù sa màu mỡ. Tôi muốn nói đến đoạn trích “Hai cây phong” của tác giả Ai-ma-tốp. Đoạn trích là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ và kí ức sâu sắc của tuổi thơ hiện lên qua dòng hồi tưởng tràn đầ cảm xúc yêu thương. Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai cây phong, tác giả ca ngợi quê hương yêu dấu, nơi đã khắc sâu bao kỉ niệm buồn vui và hun đúc trong tâm hồn thơ dại những ước mơ, khát khao cháy bỏng.

Mở đầu đoạn văn tác giả giới thiệu vị trí của làng mình trên thảo nguyên bao la: “Làng Kur-ku-rêu chúng tôi nằm ở ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống…Phía dưới là thung lũng Đất Vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông…” Khung cảnh trữ tình này vừa là phông nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, vừa là nguồn cảm hứng bất tận của tác giả. Hình ảnh hai cây phong được coi là dấu ấn của tuổi thơ đã in sâu trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa: “Mong sao mong về tới làng, chóng lên đồi, mà đến với hai cây phong.” Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại.

Cho hai cây phong đời sống tâm hồn phong phú như con người. Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim nóng hổi của nhà thơ. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng, để thai nghén ra những câu văn làm mê luyến lòng người về vẻ đẹp của hai cây phong: “Có khi chúng thì thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.”Dấu ấn kỉ niệm về hai cây phong vẫn còn vẹn nguyên sau ngần ấy thời gian bởi vì hai cây phong ấy gắn bó tha thiết với lứa tuổi học trò: “ Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh..” Hai cây phong đẹp như cây thần trong những truyện cổ. Vẻ đẹp kì diệu của chúng sẽ mãi mãi in sâu trong tâm khảm của nhà văn, bất chấp quy luật thay đổi của thiên nhiên, cảu lòng người bởi vì nó được nhìn qua đôi mắt tre thơ chứa tình yêu nồng nàn, sâu đạm đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương, với những buồn vui, với mọi khoảnh khắc của tuổi thơ êm đềm.

Kết thúc đoạn văn tác giả đặt ra câu hỏi đê giải thích nguồn gốc của hai cây phong bằng một câu chuyện cảm động, gắn liền với tình thần trò thắm thiết, rằng chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng ở đồi này và gửi gắm ở chúng hi vọng về tương lai của những đứa trẻ nghèo khổ như An-tư-nai sẽ trở thành người hữu ích. Hai cây phong qua năm tháng đã thầm lặng góp phần cùng người thầy đầu tiên biến ước mơ thành hiện thực.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về mùa xuân

Bằng mọt lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm cảm xúc yêu thương và những dong hồi tưởng nghẹn ngào, xúc động. Ai-ma-tốp đã thực sự chạm đến nội tâm sâu kín nhất của lòng người với những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, êm ấm. Quả là một cây bút tài năng, và một trái tim tươi đẹp, đày xúc động, chan thành của một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.

Check Also

7215 1494911290057 1016 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *