Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn

Bài làm

Chiếu, chế, hịch, cáo nói chung là những văn bản hành chính, công vụ, thường là những mệnh lệnh hoặc lời kêu gọi, thông báo từ trên ban xuống. Tác giả của nó, hoặc người ở vào tư thế phát ngôn phải là bậc vua chúa hoặc chủ tướng công bố một đường lối, chủ trương mà nhữne thần dân hoặc tướng sĩ dưới quyền phải hết lòng thực hiện hoặc tường trình một sự kiện lịch sử nổi bật để mọi người cùng nghe. Tuy nội dung đề cập đến những vấn đề rất rộng nhưng cái đích phải đạt tới là sự thống nhất có tính chất toàn dân. Còn phương tiện, cách thức trình bày, nó phải là một bài văn nghị luận, phải dựa vào lí lẽ, lập luận để thuyết phục trăm họ, muôn dân. Với những văn bản nói trên, trong tình hình văn sử bất phân (văn nghệ và học thuật là những khái niệm thể loại chưa phải đã rạch ròi), chơ đến nay nhìn lại không thể trước tác nào cũng gọi là văn chương. Hoặc chỉ có giá trị văn chương đến một mức nào đó, nhưng vãn bản lại gắn liền với một sự kiện lịch sử lớn lao chẳng hạn thì cũng không nên nhất loạt bỏ qua. Chiếu dời đô nằm trong tình hình ấy, nhưng đầy chất văn chương, nhất là văn xuôi trong chặng đường lập quốc. Nó cũng là khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Sức thuyết phục của nó là ở chỗ tuy là tiếng nói của một người nhưng hội tụ tấm lòng của hàng triệu người, của toàn dân tộc. Để có thể đi.vào lòng người còn phải có lí lẽ, có lập luận, cách trình bày sao cho mạch lạc, rõ ràng. Tính hùng biện muốn được phát huy phải gắn với tính trữ tình nhằm tạo được sự tri ân, cảm hoá.

Ưu điểm nổi bật của Chiếu dời đô là sự tập trung cao độ vào nội dung cần bàn: Vì sao việc thay đổi kinh đô “không thể dời đổi”? Trong việc thay đổi ấy chỉ một nơi có thể định đô, đó là “Nơi kinh đô bậc nhất của đê vương muôn đời”. Trên tinh thần ấy, lập luận không thừa một ý, diễn đạt không lãng phí một câu, nội dung và hình thức gần với một thứ văn bia vô cùng hàm súc. Đây cũng là một thứ mẫu mực cho bút pháp cổ văn.

Toàn bộ bài văn hình thành hai luận điểm lớn:

1. Việc thay đổi kinh đô đối với triều đại nhà Lí là một tất yếu khách quan:

Việc thay đổi ấy có tính chất quy luật, không thể khư khư bảo thủ chủ quan “theo ý riêng mình”. Cái ý khách quan ấy thể hiện ở cả hai yếu tố: “trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Cả hai yếu tố hội tụ được lợi ích lâu dài: chỉ có “đóng đô ở nơi trung tâm” mới có khả năng “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu” lâu dài. Mục đích của việc dời đô là như thế. Song nhận thức được nó hay không còn tuỳ thuộc vào nhãn quan, tầm nhìn chật hẹp hay xa rộng của mỗi thời, của mỗi triều đại.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn

Bắt chước người xưa mà không nệ cổ, ấy là một cách nghĩ phóng khoáng, canh tân. Sự lựa chọn nên hay không nên, lập luận của tác giả dựa vào thực tế xưa và nay. Sự đối lập giữa hai cách hành động, hai cách nghĩ khác nhau, tự nó bật lên chân lí: xưa không hẳn đã là cổ hủ, nay tuy là mới, nhưng chưa hẳn đã thức thời. Vậy xưa và nay, chẳng cần phân biệt, cứ đúng mà làm “nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Lấy cái đúng của hôm nay mà soi vào quá khứ, Lí Công uẩn đã bắt gặp cách nghĩ của người xưa. Kế tục truyền thống, phát huy truyền thống cần có một sự sáng suốt sàng lọc, đó là một phương châm, phương hướng nên làm. Tất cả những sự nên hay không nên, lập luận diễn ra ba bước: hành động dời đô hay “đóng yên đô thành” một chỗ, mục đích của việc dời đô và kết quả của việc dời đô. Xưa, nhà Thương, đến đời vua thứ mười bảy (Bàn Canh) có đến năm lần dời đô. Tiếp nối nhà Thương, đến Chu Thành Vương cũng làm như thế tính đến ba lần. Những quyết định táo bạo ấy phải đâu là hiếm hoi, chỉ làm trone muôn một? Mục đích và kết quả của việc dời đô ấy đã rất nhỡn tiền, mắt thấy tai nghe, không ai không công nhận. Vì đã được thừa nhận, tác giả chỉ nhắc qua “Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”. Không tán thành cách làm “Không noi theo dấu cũ của Thương, Chu” của hai nhà Đinh, Lê, lập luận có tính chất phê phán chỉ còn hai bước của tư duy được nhấn mạnh nhiều hơn. Cái lỗi của hai nhà Đinh, Lê có đến bốn điều cần phủ nhận là “lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây”. Sức thuyết phục của lối văn tranh luận không phải ở sự dài lời. Bốn vế đầu của câu văn như những mũi tên trí tuệ bắn ra nhằm vào một cái đích: ấy là sự lẽ ra phải đổi thay của hai nhà Đinh, Lê trong hiện tại. Hậu quả của nó, thông qua phép đối, dưới hình thức biển văn, sự hô ứng thật muôn lần sáng tỏ được thể nghiệm tức thời bằng bốn vế tiếp theo đầy thuyết phục “khiến cho triều đại không được lâu bẽn, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”.

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

2. Thành Đại La là một nơi định đô lí tưởng:

Ngay khi nhìn ngắm vào hai tấm gương phải trái khác nhau, tác giả đã lộ rõ ý mình: không thể không thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nhưng tỏ ra tinh tế, khiêm nhường, tác giả chỉ giãi bày cách cảm: “Trẫm rất đau xót về việc đó”, tuy vậy không phái không ngầm ý quyết đoán, một quyết đoán không gì cưỡng được vì nó hợp với mệnh trời: “không thể không dời đổi”. Phủ định một điều phủ định chính là sự khẳng định. Ây là chân lí của tư duy.

Ý tưởng của nhà vua trong việc định đô ở Đại La thuyết phục người nghe ở cả hai yếu tố: lí lẽ và tình cảm, nội dung và hình thức diễn đạt, trình bày về lí lẽ, lợi thế của Đại La được trình bày rất kĩ lưỡng với một số lượng câu không ít, nó như nốt nhấn của bài văn. Bốn câu văn đầy trọng lượng này lại được nhân lên gấp đôi bởi mỗi câu có đến hai vế, mỗi vế lại có sức tác động riêng bổ sung cho nhau, thật là tầng tầng lớp lớp. Nội dung của đoạn văn dựa vào thuyết phong thuỷ mà phát hiện ra vẻ đẹp muôn mặt của Đại La: nào là vị thế địa lí, vị thế văn hoá, đầu mối giao lưu, điều kiện dân cư và sự tốt tươi cho muôn vật. Đại La như một viên ngọc, nếu có ánh sáng của nhận thức soi vào, nó lấp lánh lên bao điều ngưỡng mộ. Tình cảm của người viết dù không muốn lộ ra vẫn ngập tràn trong tiết tấu, nhịp điệu, trong từng chữ, từng câu “lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu” như thế. Yêu mến Đại La là xuất phát từ ý đồ “mưu toan nghiệp lớn”, là một tầm nhìn xa rộng đến mai sau, vì lợi ích của muôn dân trăm họ. Nội dung đầy chất trí tuệ và tâm hồn ấy được diễn tả bằng hình thức biền văn chuẩn mực. Hình thức này đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả của đoạn văn. Thử nêu một ví dụ về phép đối, chảng hạn, đối ý, đối lời, đối thanh, đối nhịp. Ở đây, tác giả đã khá dụng công, ví dụ: ngay ở câu đầu hai vế: “Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, mỗi vế có bảy chữ, bằng trắc thay nhau thật du dương trầm bổng. Ấy là chưa nói xen giữa những câu dài là những câu ngắn có tác dụng bắc cầu cho câu dài tiếp nối cái mạch văn đầy hứng khởi trào dâng. Chẳng hạn như câu: “Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao mà thoáng”, sau đó tiết tấu dãn ra: “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Để sơ kết, cũng là để nhấn mạnh về ưu thế tuyệt vời của thế đất Đại La, tác giả sử dụng nhịp văn dồn dập với những cách tôn vinh không đơn điệu: đã là nơi “thắng địa”, “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương” còn là “nơi kinh đô bậc nhất”,… Lập luận và lí lẽ đến mức ấy thì câu kết của bài dù chỉ là bỏ ngỏ (“Các khanh nghĩ thế nào?”) tưởng như chưa có hồi âm, nhưng thực ra thì đáp số đã nằm ngay trong đó.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về lòng yêu nước

Sự kiện dời đô tuy trong sử sách là một công việc bình thường, tuỳ thuộc vào yếu tố khách quan (ý trời, vận nước), vào yếu tố chủ quan (tầm nhìn của người chèo lái), nhưng ở vào thời điểm Lí Cống uẩn dời đô thì đó là một cái mốc, một bước ngoặt lớn lao, một sự kiện phi thường. Phải có tiềm lực (vật chất, tinh thần đến một mức mà thời Đinh, Lê chưa có), phải có một khát vọng, một ý chí, quốc gia đó mới đủ sức vươn lên bằng cách thoát ra cái vỏ bọc giam mình trong cái thế giậm chân tại chỗ. Nếu trong truyền thuyết có một Phù Đổng vươn vai đánh giặc giữ nước thì hành động của Lí Công uẩn chẳng phải là hành dộng đó hay sao, trong sự nghiệp dựng nước thời bình? Sự nghiệp ấy và bài vãn ấy như hai hiện tượng sóng đôi đã đi vào lịch sử và vãn chương như một sự kế tục và khơi nguồn để con sông “đỏ nặng phù sa” của lòng yêu nước thêm sâu, thêm rộng.

Check Also

nu sinh dac lak951610 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *