Nghị luận về lời chào – văn hóa ứng xử của học sinh

Nghị luận về lời chào – văn hóa ứng xử của học sinh

Hướng dẫn

Văn hóa ứng xử của học sinh, sinh iên đang là một vấn đề đang được bàn nhiều trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong các diễn đàn và cả trong các công trình nghiên cứu khoa học: Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất trong văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên là vấn đề ứng xử với thầy cô giáo.

Vậy học sinh, sinh viên hiện nay đã ứng xử với thầy cô giáo một cách có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” hay chưa? Từ thực tế ở các trường học, có một số bộ phận học sinh, sinh viên chưa thể hiện điều đó.

Ta thấy, ở mọi nơi, học sinh chào mỗi khi gặp thầy cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kỳ một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là đê biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (tuổi tác, học vấn, tư cách,…). Chào thầy giáo, cô giáo còn là một biểu hiện tiếp nối tốt đẹp ngàn đời của dân tộc “Tôn sư trọng đạo”. Chào thầy dạy ta, dĩ nhiên là ở nhiều nơi ta gặp, nhưng có tình huống chào thầy đặc biệt: Đó là chào thầy trước khi vào tiết học. Hầu như ở mọi lớp học hay giảng đường trên khắp thế giới, khi thầy giáo, cô giáo bước vào lớp, mọi thành viên trong lớp đều chào bằng hình thức đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, hướng về phía thầy. Người thầy cũng từ tốn đáp lại bằng cách đứng nghiêm trên bục, mắt hướng về học sinh, khẽ nghiêng mình hoặc gật đầu, nở một nụ cười, rồi vẫy tay mời tất cả ngồi xuống, không khí lúc bấy giờ thật tĩnh lặng, trang nghiêm, xúc động. Dù trước đó, mọi người có ồn ào, bận bịu về chuyện riêng đến mấy, cũng đều nghiêm túc thu xếp lại, để bắt tay vào giờ học. Ấy vậy mà nhiều học sinh bây giờ hình như quên hẳn điều đó. Hoặc có thể họ cho rằng đây là một thủ tục hình thức, không cần hoặc làm chiếu lệ cũng được. Có trường hợp, khi thầy đã vào lớp, họ đang bận việc gì đấy nên ngại đứng dậy, cứ ngồi ì hoặc nếu không bận thì họ cứ thản nhiên nói chuyện, thản nhiên nhìn thấy, liếc xung quanh, mặc ai chào thì cào. Cũng có khi học sinh không đứng hẳn lên, chỉ nhổm người lấy lệ. Còn có học sinh ngồi phía sau yên trí đã có bạn đứng che phía trước nên cứ ung dung ngồi, cho rằng thầy, cô không nhìn thấy rất tiếc cho các bạn ấy rằng là thầy cô giáo thường rất nhạy cảm, cho nên những trường hợp như thế cũng khó qua được cảm nhận của người thầy… Các bạn đừng cho việc này là vặt vãnh nhé. Người Việt Nam có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó là cách ứng xử văn hóa của bất kì cuộc giao tiếp nào, chứ không chỉ nói ở nơi học đường. Trong các lớp ở mọi trường, thường có treo khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Chào thầy cô giáo là một biểu hiện của khẩu hiệu treo trước mặt toàn lớp đấy!

Xem thêm:  Mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử viết: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Đây là lời của ai? Có người cho rằng câu hỏi đó đã được nhà thơ trả lời bằng 11 câu thơ tiếp theo của tác phẩm. Ý kiến anh (chị) như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sá

Vì vậy, văn hóa ứng xử của một người học sinh đối với thầy cô giáo mình là vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định đến nhân cách con người và đạo đức của bạn sau này.

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Soạn bài Đi Đường của Hồ Chí Minh

Đi Đường của Hồ Chí Minh là một bài thơ độc đáo và hấp dẫn. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *