Đề bài: Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Văn Bản Tức Nước Vỡ Bờ Trích Tắt Đèn Của Ngô Tất Tố
Bài làm
“Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích đắt giá nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Đọc câu chuyện ta thấy thật khâm phục sự cam chịu của tầng lớp nhân dân trong chế độ phong kiến đàn áp, độc ác. Nhưng “TẤT CẢ” sự hiền lành, nhẫn nhịn khi đã bị đẩy đến bước đường cùng tất sẽ vùng lên kháng cự thật mạnh mẽ. Đó chính là quy luật của tự nhiên “Khi có áp bức, bóc lột sẽ có đấu tranh, phản kháng”.
Tóm tắt đoạn trích
“Tức nước vỡ bờ” – câu chuyện diễn tả quảng cảnh ngày nộp sưu thuế đầy căng thẳng của làng quê. Và gia đình chị Dậu – một gia đình thuộc hạng nghèo nhất nhì trong làng, dù chị đã bán đi cả con nhưng vẫn không đủ tiền đóng sưu thêm suất của chú Hợi em trai của anh Dậu nên anh Dậu đã bị bắt ra đình đánh đến ngất xỉu. Bọn tay sai vì sợ bị va lây nên đem trả anh Dậu về nhà, thấy chống đang thừa sống thiếu chết chị Dậu đau đơn, xót thương vô cùng.
Trong nhà chị lúc này không có một hạt gạo, may mắn được bà hàng xóm cho ít gạo chị liền nấu cháo cho anh Dậu. Nhưng miếng cháo chưa kịp đưa đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lí trưởng lại xông vào đòi bắt người. Mặt chúng cứ hằm hè đằng đằng sát khí trông rất hung hãn đòi anh chị phải trả tiền sưu. Thấy chúng nào tay cầm roi sắt, nào tay cầm thước dây khiến anh Dậu khiếp sợ lăn đùng ra đó. Chị Dậu quỳ xuống run run vài nài, năn nỉ chúng để bảo vệ chồng mình, nhưng bọn tay sai không hề động lòng, chúng hăng hăng tiến đến bắt trói anh Dậu còn đấm mạnh vào ngực chị.
Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Văn Bản Tức Nước Vỡ Bờ / Tắt Đèn Ngô Tất Tố
Sự ức hiếp quá đáng của chúng, khiến sự phản kháng mạnh mẽ trong chị trỗi dậy, liều mạng cãi lại “Chồng của tôi đang ốm, các ông không được bắt”, sau không chịu được nữa mặt chị xám lại, thay đổi cách xưng hô “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem”. Chị đánh tên cai lệ, nhanh như cắt nắm lấy cây gậy của bọn nhà lí trưởng rồi túm tóc lẳng cho hắn nhã nhào ra thềm.
Sức mạnh và tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị Dậu tất cả đều được xuất phát từ chính tấm lòng thương yêu chồng và nỗi thống khổ, chèn ép cùng cực bao tháng ngày qua.
Ý nghĩa đoạn trích
Nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt của người nông dân hiền lành chất phát sống cam chịu nhưng đã đứng lên chống lại cái ác, sự áp bức. Tiêu biểu trong đoạn trích này là hình ảnh chị Dậu – một người phụ nữ ở thời đại phong kiến vốn tháo vát, nhẫn nhục. Nhưng Ngô Tất Tố đã “xúi” chị đứng lên vùng dậy để đòi lại lẽ phải.
Khi cuộc sống của nhân dân bị áp bức, bị bóc lột tàn bạo thì chỉ có con đường đấu tranh để giải phóng mới là con đường để họ tiếp tục sống được trong xã hội cùng cực này.