Hướng dẫn soạn văn Làng của Kim Lân – Chương trình Ngữ văn lớp 9

Hướng dẫn soạn văn Làng của Kim Lân – Chương trình Ngữ văn lớp 9

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Làngsẽ mang đến gợi ý chi tiết nhất nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình học tập và phân tích giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn học bài

1. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

Tình huống truyện: ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà ông phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua.

2. Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện

Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

Gợi ý:

-Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến khi kết thúc truyện:

+ Khi nghe được tin làng mình theo giặc “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân,…ông không thể không tin”.

+ Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra giường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão trào ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội.

Xem thêm:  Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích Cảnh Ngày Xuân

+ Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu,..

+ Ông quyết định đoạn tuyệt với làng để đi theo cách mạng.

+ Khi nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai như được hồi sinh “cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”

-Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc bởi vì ông rất tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình. Càng yêu, càng hãnh diện về làng bao nhiêu, ông lại càng cảm thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu khi nghe tin dữ làng theo giặc.

-Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện: ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Vì xấu hổ nên ông Hai tuyệt giao với tất cả mọi người.

Bài liên quan tác phẩm Làng:

>>Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng

>>Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng

>>Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

>>Giới thiệu tác giả Kim Lân – Tác giả của truyện ngắn Làng

>>Giới thiệu về truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân – Văn mẫu lớp 9 đặc sắc nhất

3. Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“Ông lão ôm thằng con út lên lòng…cũng vợi đi được đôi phần”). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

-Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là để giãi bày nỗi lòng của chính bản thân mình.

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi

-Qua lời trò chuyện ấy ta thấy được ông Hai là người có tấm lòng yêu làng tha thiết, sâu nặng. Cao hơn, đó là tình yêu đất nước, tấm lòng thủy chung của ông Hai với kháng chiến, với cụ Hồ.

4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

-Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: được thể hiện thông qua tình huống truyện độc đáo, cách miêu tả cụ thể, chân thực, sinh động, đặc biệt là sự đặc tả tâm trậng trong nỗi day dứt ám ảnh của ông Hai.

-Ngôn ngữ: mang đạm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống hàng ngày.

II. Luyện tập

1. Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?

Chọn đoạn văn: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ…”

Đoạn trích thể hiện tâm trạng vô cùng rối ren, phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc, ông nửa muốn về làng, nửa lại muốn bỏ cái làng ấy. Ông muốn quay về bởi làng Dầu là mảnh đất đã gắn bó với ông, ông luôn mong nhớ. Ông muốn từ bỏ làng vì làng đã theo Tây, đã trở thành làng bán nước, ông trở về là phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ nên ông không còn muốn quay về nữa. Vốn là người yêu làng, tự hào về làng nên khi nghe tin làng theo Tây ông Hai đau khổ, dằn vặt và giận dữ.

Xem thêm:  Phân tích bài ca dao “Thân em như dải lụa đào. Phất phơ trước gió biết vào tay ai”- Văn lớp 10

Đoạn trích sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.

Những truyện ngắn, bài thơ nói về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam (Nguyễn Duy); Quê hương (Tế Hanh)…

Nét riêng của truyện ngắn Làng đó là miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

thaohuyen7 1492822 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *