Hướng dẫn soạn văn Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn lớp 9

Hướng dẫn soạn văn Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn lớp 9

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Chị em Thúy Kiều cung cấp hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhất nhằm hỗ trợ người học trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều nói chung, đoạn trích Chị em Thúy Kiều nói riêng. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1: Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả

Kết cấu bài thơ được chia làm 3 phần:

  • Bốn câu thơ đầu: giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.
  • Bốn câu thơ tiếp theo: gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
  • Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều.

Kết cấu bài thơ rất chặt chẽ, miêu tả từ khái quát đến cụ thể, phù hợp với trình tự miêu tả các nhân vật.

Câu 2: Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Bốn câu thơ đầu tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Tác giả sử dụng các hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày đậm sắc nét như con ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả mềm mại hơn mây, làn da trắng hồng mịn mạng hơn tuyết. Tất cả đã làm nổi bật lên vẻ đẹp đoan trang, hiền thục, phúc hậu, quý phái của Thúy Vân. Vẻ đẹp của Thúy Vân có sự hòa hợp với thiên nhiên như dự báo một cuộc đời suôn sẻ, bình yên sau này.

Xem thêm:  Giới thiệu về An – phông – xơ Đô – đê

Bài liên quan tác phẩm Truyện Kiều:

>>Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

>>Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du – Văn mẫu lớp 9 chọn lọc

>>Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du

>>Giới thiệu về đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du

Câu 3: Khi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thúy Vân?

Khi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ: “thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu. Vẻ đẹp riêng của Thúy Kiều được giới thiệu qua hai câu thơ: “ Kiều càng sắc sảo mặn mà – So bề tài sắc lại là phần hơn”. “ Sắc sảo” và “ mặn mà” không chỉ là vẻ đẹp về ngoại hình mà đó còn là vẻ đẹp của trí tuệ, của tài năng. Tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết nhan sắc của Thúy Kiều như Thúy Vân nhưng thông qua những hình ảnh mang tính ước lệ ta có thể thấy được Thúy Kiều là một nhan sắc của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt vẻ đẹp ấy được nhấn mạnh bởi vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thủy” – đôi mắt trong như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi sắc sảo nhưng cũng có chút đượm buồn.

Câu 4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

Khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả không chỉ gợi tả vẻ đẹp về hình thức mà còn nhấn mạnh đến những tài năng của Thúy Kiều. Đó là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Tác giả chỉ dành một phần để nói về nhan sắc Thúy Kiều còn dành đến hai phần để nói về tài năng. Tài năng ấy của Kiều đạt tới mức lí tưởng với đủ cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài năng đánh đàn hơn người. Cực tả tài năng của Kiều cũng để ngợi ca cái tâm của nàng. Cung đàn “ bạc mệnh” mà Kiều sáng tác chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Xem thêm:  Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc, tài, tình. Một vẻ đẹp “ nghiêng nước nghiêng thành” của tuyệt thế giai nhân.

Câu 5: Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy? ( Để trả lời được câu hỏi này cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ “ thua, nhường” của Thúy Vân với các từ “ ghen, hờn” khi nói về Thúy Kiều)

Hai bức chân dung mà Nguyễn Du đã vẽ nên cũng là dự báo cho số phận của Thúy Vân và Thúy Kiều. Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp hòa hợp với thiên nhiên khiến cho “ mây thua, tuyết nhường” dự báo một cuộc đời nhiều may mắn suôn sẻ. Nhưng đối với Thúy Kiều thì lại khác, Kiều quá đẹp. Vẻ đẹp ấy khiến cho tạo hóa phải ghen ghét, đố kị, lấn át hoàn toàn so với thiên nhiên “ hoa ghen, liễu hờn”. Đây là một điềm báo, một dự cảm về cuộc đời đầy trái ngang, khổ đau của Thúy Kiều.

Câu 6: Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

( Gợi ý:

  • So sánh số câu thơ tả Thúy Vân với số câu thơ tả Thúy Kiều.
  • Những vẻ đẹp nào có ở Thúy Kiều mà không có ở Thúy Vân?
  • Tại sao tác giả tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau?)
Xem thêm:  Tả bữa tiệc sinh nhật đáng nhớ nhất mà em từng tham dự

Trong hai bức chân dung thì bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn. Khi miêu tả Thúy Vân, tác giả chỉ dùng bốn câu thơ để gợi tả về vẻ đẹp ngoại hình. Còn đối với Thúy Kiều, tác giả dùng tới mười sáu câu thơ, không chỉ miêu tả về nhan sắc mà còn nhấn mạnh những tài năng của Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn, một tuyệt thế giai nhân. Chân dung của Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều ở phía sau.

II. Luyện tập

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 8 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *