Giải thích câu tục ngữ “Ăn vóc học hay”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữĂn vóc học hay

Bài làm

Kho tàng ca dao tục ngữ của nhân dân ta ngày xưa để lại một khối lượng những câu tục ngữ thật đặc sắc. Tục ngữ thường là những sự đúc kết kinh nghiệm, bài học của các bậc tiền nhân muốn nhắc nhở con cháu đời sau. Và một trong những câu tục ngữ độc đáo nói về con người cần phải nhắc đến câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại chứa được những nét độc đáo “ Ăn vóc học hay”.

Ta như thấy được chính trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ nhất. Trước hết ta phải chiết tự cũng như phải hiểu được rằng từ “hay” trong “học hay” ở đây có nghĩa người xưa đã gửi gắm vào đó chính là giỏi. Con người mỗi chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi hay rõ nét nhất và sử dụng thường xuyên nhất đó chính là “hay chữ”. Vẫn còn đó những câu ca như cứ vang vọng nhắc nhớ mỗi chúng ta đó chính là câu “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Và quả thât thì ta cũng biết được rằng “hay” còn được là một tính từ nên vóc – từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy, có thể nhận thấy được chính trong văn học dân gian và các truyện Nôm, thì từ “vóc” dường như lại thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, cũng như là để chỉ dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, hay đó là những câu “lớn người to vóc”, vóc sương, vóc bồ liễu… Có thể thấy được rằng chính với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng, ta cũng cần so sánh và đối chiếu bởi trong tiếng Việt, từ “vóc’ lại như đã được khéo léo chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người. Ta lấy ví dụ như có vóc được dùng để chỉ “sự cao lớn chắc chắn”, có “vóc’ lại để chỉ những thành tích thật cao lớn. Do đó, câu tục ngữ hấp dẫn và để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc, “Ăn vóc học hay” tựu chung lại đã được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.

Xem thêm:  Nêu cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi lấy Thị làm vợ trong đoạn trích

Giải thích câu tục ngữ “Ăn vóc học hay”

Cố nhiên, chúng ta có thể thấy được rằng “Ăn vóc học hay” thông thường thể hiện quan niệm và đó cũng chính là lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ dường như cũng đã thật sự hiểu rằng công sức, cũng như có cả tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học. Và sự hi sinh của họ để mong được cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. “Ăn vóc học hay” có lẽ cũng vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái.

Khi ta mở rộng ra, thì câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” dường như cũng đã trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Chúng ta cũng cần phải biết được rằng chỉ có thể là phải khổ luyệ chịu khó học hành đến nơi đến chón thì chắc chắn rằng con người sẽ thành tài và được mọi người công nhận. Câu nói như khuyên chúng ta rằng con người phải có sức khỏe sau đó là phải có được những kiến thức cần thiết, thậm chí là phải thật giỏi thì mới được coi là người toàn tài. Mỗi chúng ta hãy cố gắng để hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Qua cấu nói ta như thấy được rằng chính sức khỏe cũng như trí tuệ là hai điều cốt lõi để giúp cho mỗi chúng ta thành công được trong cuộc sống.

Xem thêm:  999+ stt thả thính ngọt hơn mía lùi giúp dân fa hết ế

Người ta cũng hay nói rằng “Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì”. Cho nên yếu tố đầu tiên để con người có thể thành công và hoạt động trong lĩnh vực khác đó chính là sức khỏe. Khi “Ăn vóc” chính là ăn nhiều để có được sức khỏe cường tráng tầm vóc to lớn thì mới có sức để “học hay”. Không những thế người nghe như còn được hiểu rằng khi một người có sức khỏe thì chắc chắn rằng chỉ cần thêm mục đích đúng đắn là người đó có thể làm nên cơm cháo. Lúc nào sức khỏe và trí tuệ cũng được song hành với nhau để có thể bổ trợ cho nhau. Khi ăn nhiều sức khỏe được tăng cường giúp cho người đó học tập được hiệu quả. Khi học tập có hiệu quả rồi thì sẽ có kiến thức để ứng dụng trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà đây là hay điều quan trọng mà cha ông ta đã gửi gắm vào trong câu tự ngữ.

Câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” nó dường như đã giúp cho con người ta có thể hiểu cũng như nhận định được một phần nào đó để đánh giá con người. Người đó phải là người ăn được tức có một cơ thể khỏe mạnh, bên cạnh đó cũng rất cần một kiến thwusc sâu rộng. Cha ông khuyên chúng ta hay cố gắng để đạt được những điều này.

Xem thêm:  Giới thiệu về Thanh Hải – Tác giả bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Minh Nguyệt

Check Also

doi thay mot mai truong 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *