Em hãy nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà
Bài làm
Nguyễn Quang Sáng được biết đến là một nhà văn tiêu biểu trong nền văn chương cách mạng. Những tác phẩm của ông có sự khai thác triệt để hiện thực, đồng thời mang tinh thần nhân văn cũng như thấm nhuần tư tưởng nhân đạo đối với cuộc sống của con người. Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm có độ phổ biến với công chúng hết sức sâu sắc của ông, mang cảm quan với cuộc đời và con người mà Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm. Trong tác phẩm, nhân vật chính là bé Thu – cũng chính là nhân vật làm nên tư tưởng của câu chuyện.
Bé Thu cũng như biết bao nhiêu những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, sự ly biệt là nhiều vô kể. Quê hương, làng mạc bị tàn phá nặng nề, con xa cha, vợ chồng xa cách. Sự mất mất không chỉ ở vật chất mà đáng nói hơn là về mặt tình cảm thiếu thốn, tinh thần luôn bấp bênh, lo lắng cho những người thân yêu cũng như cuộc sống thực tại. Gia đình của bé Thu cũng vậy, cũng chỉ vì chiến tranh mà cha con vợ chồng phải xa cách, biệt ly. Cha em là một người lính và cuộc đời của ba phần nhiều nằm lại ở mặt trận, với những trận đánh xác định sinh tử cùng kẻ thù. Cũng vì hoàn cảnh của cuộc chiến đấu mà cha con Thu không có nhiều cuộc hội ngộ. Cuộc gặp gỡ gần đây nhất cũng cách đến tận 8 năm, từ khi Thu còn quá nhỏ, những ký ức về cha con không có nhưng tình cảm cha con lại mãnh liệt vô cùng. Ông Sáu – ba bé Thu luôn không ngừng nhớ thương con, day dứt vì không được ở cạnh con. Còn bé Thu thương ba và cũng mong muốn được gặp ba của mình vô cùng. Thu thương ba, hình dung ba qua lời kể của mẹ và tấm hình ba chụp chung cùng mẹ từ lâu.
Tuy nhiên, khi mong ước của hai ba con trở thành hiên thực, nó lại khiến Thu bất ngờ vô cùng, thay vì sung sướng, hạnh phúc hay mãn nguyện, Thu lại sợ hãi và lẩn trốn khỏi ba. Ông Sáu thì nhớ thương con vô cùng, từng giây từng phút đếm ngược mong đến thời gian để gặp con gái của mình. Nhìn thấy con, ông Sáu không khỏi xúc động, tuy nhiên, phản ứng của bé Thu lại là giật mình, tròn mắt nhìn…ngơ ngác, lạ lùng…”. Ông Sáu run rẩy vì hạnh phúc khi nhìn thấy đứa con gái bé bỏng của mình còn Thu thì lại: “Con bé thấy lạ quá, mặt bỗng tái đi,rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má!”.
Bé Thu chứng tỏ rằng hành động kháng cự ngay từ buổi gặp đầu tiên ấy cũng không phải là cảm tính mặc cho mọi người có những lời khuyên bảo em thế nào đi chăng nữa. Ông Sáu được về nhà trong ba ngày và trong suốt ba ngày ấy, ông chẳng dám đi đâu xa, chỉ muốn ở gần bên Thu, mong muốn được gần gũi, được bù đặp những thiếu thốn tình cảm của con nhưng ông càng lại gần thì bé Thu lại càng đẩy ông ra xa nó, nó phản ứng rất quyết liệt và dữ dội, bé Thu nói trống không với ông Sáu: “Vô ăn cơm!”; “Cơm chín rồi!”; “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” khiến ông Sáu đau lòng tột cùng, khóc không nổi, chỉ khe khẽ lắc đầu cười. Be Thu còn cương quyết không nhận sự giúp đỡ của ba nó khi nó cần chắt nước nồi cơm, vẫn nói trống không, ông Sáu cứ nuôi hy vọng còn Thu thì lại quá phũ phàng với chính ba của mình.
Sự phản kháng của Thu không phải là bộc phát, từ đầu đến cuối, bé Thu đều rất kiên định với quyết định của mình, đỉnh điểm của kịch tính trong câu chuyện là đến bữa ăn, bé Thu hất cái trứng cá mà ông Sáu đã gắp cho nó, làm cơm văng tung tóe. Đến nước này cũng là hết sức chịu đựng của minhg, ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương, ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ, ông đánh vào mông nó rất đau, bé Thu bực tức, giận dỗi bỏ sang nhà ngoại. Bé Thu ngây thơ nhưng cũng đầy sự cố chấp. Và chính sự cố chấp ấy lại chứng tỏ tình cảm của Thu dành cho ba là thế nào. Thu chỉ dành tình cảm cho ba của mình mà thôi, chỉ ba mà thôi, nhất định không phải ai khác.
Thực tế là bé Thu yêu ba của mình vô cùng. Nghe những câu chuyện của má, của bà ngoại về ba, nó thương ba nhiều vô kể, nó thấu cái tình cảm với ba, thấu nỗi vất vả, cực nhọc của ba nó. Nó biết đến sự hy sinh cũng như trách nhiệm của ba nó với Tổ quốc và nhân dân. Nhưng đối với bé Thu bà chỉ có một và duy nhất, người ba mà trong hình dung của nó là người đứng trong khung hình cùng mẹ nó. Còn giờ đây, do thời gian và cũng do di chứng của chiến tranh, ông Sáu so với tưởng tượng của bé Thu nhiều sự lạ lẫm quá, con bé sợ nó nhận nhầm cha. Đối với nó, tình cảm dành cho ba thiêng liêng và cao quý, nhưng cũng chỉ dành cho ba của nó mà thôi, nhất định sẽ không phải là ai khác.
Nhưng đáng thương cho bé Thu, giây phút đoàn tụ cũng lại là giây phút phải chia xa. Bao nhiêu cảm xúc dồn dập ùa về hết trong khoảnh khắc ngắn ngủi, vừa đau đớn lại vừa xót xa, vừa thương ba lại thấy tội lỗi với ba vô cùng. Cái cảnh tượng Thu ôm chặt lấy ba không muốn cho ba đi, còn hôn lên vết thẹo dài – nguyên nhân của sự hiểu lầm cha con hối lỗi nữa. Tình cảnh ấy khiến cho người đọc xúc động vô cùng.
Bé Thu là một cô bé vô cùng đặc biệt. Mộy cô bé 8 tuổi nhưng có cá tính mạnh mẽ, có chính kiến rõ ràng và có tình yêu thương ba nồng nàn tha thiết dù tình cảm ấy phải trải qua những thử thách nhiều gian nan. Tình cảm cha con của bé Thu thiêng liêng và cao quý vô cùng.
MINH