Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích tình cảnh người nông dân việt nam qua Làng của Kim Lân
Bài làm
+ Mở bài:
-Giới thiệu tác giả:
-Tác giả Kim Lân là tác giả tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam ông đã để lại nhiều tác phẩm hay, gây được tiếng vang lớn.
-Giới thiệu tác phẩm:
-Tác phẩm “Làng” được nhà văn Kim Lân sáng tác năm 1948 lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Văn Nghệ. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai một người dân làng Chợ Dầu do chiến tranh nên ông đã rời làng tản cư đi nơi khác, nhưng một hôm ông nghe tin người làng ông vùng Chợ Dầu đã đầu hàng giặc, thành Việt gian phản quốc, khiến ông Hai vô cùng đau khổ.
+ Thân bài:
– Khái quát qua về nội dung của tác phẩm:
-Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai không tin đó là sự thật bởi ông đã từng chứng kiến người quê ông yêu nước lắm. Ông cũng là người vô cùng tự hào về quê hương mình, về làng mình. Ông đã từng khoe với mọi người rằng người làng ông rất thân tình, đường làng ông được lát đá hoa xanh, đi từ đầu làng tới cuối làng không lo bị bẩn chân, rồi làng ông có loa phóng thanh cao nhất vùng…
– Tình yêu làng của ông Hai thể hiện như thế nào? Ông Hai tự hào về làng lắm nhưng ông cũng nói “yêu làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”. Câu nói này của ông thể hiện ông là người biết phân biệt đúng – sai, không vì yêu mà mù quáng. Nó cũng cho thấy ông là người rất căm thù giặc, một lòng muốn bảo vệ tổ quốc.
-Biểu hiện của ông khi nghe tin làng theo giặc như thế nào?Ngày nghe tin làng theo Tây, ông như chết nửa linh hồn, cổ họng ông nghẹn ứ như có ai đó bóp nghẹn không cho thở. Ông đờ đẫn lặng im như một người chết. Khi bị những người chủ nhà nơi ông ở hiện tại có ý định đuổi đi vì ông là người làng Chợ Dầu một làng theo giặc. Ông hận lắm, ông suy nghĩ về những con người ở làng không biết chúng nó ăn cái gì mà ngu thế, mà theo giặc để giờ ông chịu nhục thế này.
-Thái độ của ông Hai khi biết làng theo giặc? Từ chỗ yêu làng, hãy diện về làng, say sưa khoe về làng, ông quay sang hận làng, hận những người theo giặc. Ông cũng đứng trước hai sự lựa chọn. Nếu quay về làng thì phải theo Tây, mà không quay về thì không biết đi đâu vì ở đây người ta sắp đuổi không cho ở nữa. Ông Hai băn khoăn lắm, nhưng ông muốn về làng, không muốn theo giặc, bán linh hồn mình cho ác quỷ.
-Lựa chọn của ông khi làng theo giặc và bị đuổi khỏi vùng định cư nơi ông đang sơ tán? Cuộc đời ông Hai bị rơi vào đường cùng, bế tắc. Đúng lúc ông cùng quẫn không lối thoát thì được tin làng ông không hề theo giặc. Làng ông ông đánh thắng giặc, mọi chuyện chỉ là tin đồn nhảm mà thôi. Ông Hai mừng vô kể. Ông lại tự hào đi thanh minh cho mọi người biết rằng làng của ông anh dũng, làng ông không theo Tây.
-Thông qua nhân vật ông Hai tác giả muốn gửi gắm điều gì? Tác giả Kim Lân đã vô cùng khôn khéo khi đặt nhân vật của mình vào những tình huống éo le để đẩy tính cách nhân vật bộc lộ một cách mạnh mẽ. Cũng là con người ấy, cũng là tình yêu ấy nhưng khi nghe tin làng của ông theo Tây ông hai sẵn sàng từ bỏ tình yêu để quay sang căm thù chính ngôi làng của mình.
-Tâm trạng ông Hai đã thay đổi như thế nào khi nghe tin làng không theo giặc? Nhưng trời không phụ lòng người làng của ông, vùng Chợ Dầu nổi tiếng không phụ ông, làng ông không thể nào theo Tây, không thể là Việt gian, mà ngược lại làng của ông còn đánh thắng giặc nữa.
-Sự tự hào của ông Hai khi nghe tin làng ông đánh thắng giặc thể hiện điều gì? Ông Hai vui lắm, tự hào lắm, không tự hào sao được vinh dự thế cơ mà. Ông mang tin chiến thắng đi khoe khoang cho mọi người biết, rồi ông cũng có quyết định của riêng mình. Ông sẽ trở về làng cùng mọi người tham gia chiến đấu.
+ Kết:
– Qua Truyện ngắn của Kim Lân người ta càng thêm yêu những người dân lam lũ, những người dân tuy nghèo về vật chất nhưng giàu lòng yêu nước, có tinh thần chiến đấu và luôn rõ ràng, thẳng thắn trong mọi vấn đề.
-Tác giả đã vô cùng thành công khi khắc họa hình ảnh ông Hai vừa thẳng thắn, vừa yêu nước yêu làng nồng nàng, nhưng không vì thế mà mê muội. Ông hai rất thông minh tỉnh táo khi lựa chọn con đường riêng cho mình, dù tình huống nào ông cũng không phản quốc, làm Việt gian.