Dàn ý phân tích đoạn trích “Những đứa trẻ” trong hồi kí “Thời thơ ấu” của Mác – xim Gor – ki

Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích đoạn trích “Những đứa trẻ” trong hồi kí “Thời thơ ấu” của Mác – xim Gor – ki

Bài làm

+ Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả:

– Tác giả Mác-xim Gor-ki là một nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Nga trong thời kỳ Xô Viết. Ông đã để lại cho nhân loại cũng như cho nền văn học Nga nhiều tác phẩm đình đám.

– Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích:

– Trong đó cuốn hồi kí “Thời thơ ấu” là một tác phẩm tiêu biểu tự kể về thời nhỏ của chính tác giả.

– Trích đoạn “Những đứa trẻ” là đoạn trích nhiều xúc động, thể hiện tình cảm thân thiết, tình yêu của cậu bé Aliosa với bà của mình. Thông qua đoạn trích này tác giả đã tái hiện lại một tuổi thơ nhiều sóng gió, nhiều biến động của mình.

+ Thân bài:

– Khái quát về nội dung của đoạn trích:

– Đoạn trích kể về cậu bé tên là Aliosa là một cậu bé bất hạnh, cuộc đời em trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Cha mẹ chẳng may qua đời từ khi Aliosa còn rất nhỏ, để lại mình em đơn độc giữa dòng đời nhiều sóng gió. Cậu bé ở với ông bà ngoại. Nhưng ông ngoại em lại là người nóng nảy và có khuynh hướng bạo lực. Nhưng bù lại em có bà ngoại. Bên cạnh đó, có những đứa trẻ con của một vị đại tá hách dịch, hàng xóm nhà bà em, chúng chính là bạn cũng là niềm vui cho tuổi thơ dữ dội của cậu bé được an ủi phần nào.

Xem thêm:  [Văn mẫu tuyển chọn] Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

+ Phân tích tình huống truyện:

– Mở đầu đầu đoạn trích tác giả kể về sự gặp gỡ tình cơ của cậu bé Aliosa với những đứa trẻ con hà đại tại tá, khi câu bé đang ngồi đu mình trên một cành cây cao.

– Tại sao cậu bé Aliosa lại muốn được chơi với những đứa trẻ nhà đại tá? Vì cậu bé cảm thấy cô đơn, không có bạn bè. Cậu bé say mê nhìn những đứa trẻ và ước mơ được chơi chung với chúng.

– Tình huống làm quen và kết bạn như thế nào? Rồi một lần Aliosa đã có cơ hội để có thể tiếp cận lũ trẻ con nhà đại tá. Lần đó đứa em út con nhà đại tá bị ngã xuống giếng Aliosa đã cùng hai người anh của nó cứu nó thoát khỏi chiếc giếng đó, khiến cho bọn trẻ rất nể phục và hàng rào ngăn cản chúng đã được tháo bỏ.

– Lời mời gọi đầu tiên thể hiện điều gì? “Xuống đây chơi với tớ” đó là lời mời mà cậu bé Aliosa mong chờ từ rất lâu. Cũng kể từ đây, Aliosa và bọn trẻ chơi với nhau vô cùng thân thiết xóa tan mọi rào cản, nghi ngại.

– Tình bạn của bọn trẻ chứng tỏ điều gì? Chúng ngồi bên nhau cùng nghe Aliosa kể chuyện cổ tích. Tất cả đều rất vui vẻ háo hức, đó là những khoảng khắc hạnh phục nhất đời của cậu bé Aliosa.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 10: Nguyễn Trãi

– Sự xuất hiện đột ngột của lão đại tá, sự cấm đoán của lão đối với Aliosa nói lên điều gì?Nhưng những giờ phút hạnh phúc đó nhanh chóng tan biến, như mưa bóng mây, lão đại tá trở về nhà và nhìn thấy Aliosa liền giận dữ đuổi cậu bé và cấm từ nay không cho chú bé được qua lại với con mình.

– Hành động khoét lỗ lên hàng rào của bọn trẻ nói lên điều gì? Tình bạn giữa cậu bé và những đứa trẻ con nhà đại tá vô cùng trong trẻo, thánh thiện nên không có gì ngăn trở được chúng đến với nhau.

– Tình bạn thân thiết của bọn trẻ đang trân trọng như thế nào? Những chú chim nhỏ thật tội nghiệp, một tình bạn ngây thơ, trong sáng lại bị chia cắt, cấm cản bởi thói đời phân chia giai cấp sang- hèn, bởi sự tính toán, mưu mô của người lớn.

+ Kết

– Nêu vắn tắt cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm:

– Bằng lối viết chân thật, giản dị, xúc động tác giả đã kể lại quãng đời tuổi thơ của mình với những lời văn sâu sắc, vừa xen lẫn sự tủi nhục, buồn khổ vừa có sự ngây thơ, trong sáng. Tình bạn của ông là một dấu ấn khó quên đối với người đọc khi xem cuốn hồi ký này.

– “Thời thơ ấu” là một tác phẩm hay để lại nhiều cảm xúc dành cho người đọc.

    Xem thêm:  Dàn ý phân tích trích đoạn Thúy Kiều báo ân, báo oán

    Check Also

    1e2e7fa24ea378d32ed0630dc6f80716 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *