Dàn ý bài: Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng trong bài thơ ‘Các vị La Hán chùa Tây Phương

Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”.

A, Mở bài

-Giới thiệu tác giả và tác phẩm

-Nói đôi nét về nghệ thuật miêu tả của Huy Cận trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”.

+Thi phẩm “Các vị La Hán chùa Tây Phương” (được sáng tác cuối năm 1960) là bài thơ vào loại trội nhất của Huy Cận từ sau Cách mạng tháng Tám.

+Hơn nữa, các hình tượng thơ ở đây còn chứa đựng những suy ngẫm triết lí về nhân sinh và một thời đại lịch sử mà xã hội “quằn quại, đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra”, và nghệ thuật miêu tả bậc thầy, cách ử dụng rất “đắt” của ngôn ngữ đã giúp Huy Cận thành công trong việc viết lên thi phẩm này.

B, Thân bài:

-Nghệ thuật miêu tả được thể hiện ở việc diễn tả ấn tượng các pho

Khổ thơ đầu diễn tả ấn tượng chung: nỗi vương vấn, băn khoăn ám ảnh trong tâm trí nhà thơ sau khi thăm chùa Tây Phương và các pho tượng La Hán.

+Như để làm rõ và sâu sắc thêm cho cảnh tượng chung ở trên kia, trong ba khổ thơ tiếp theo Huy Cận đi vào khắc họa ba pho tượng cụ thể với những hình hài và tư thế rất khác nhau.

Nhưng cho dù ở tư thế khác nhau như thế nào đi chăn nữa thì những bức tượng này đều cùng thể hiện những nỗi đau khổ và bế tắc của nhân thế.

Pho tượng thứ nhất:

Đây vị xương- trần chân với tay

Có chi thiêu đốt tấm thân gầy

Trầm ngâm đau khổ sậu vòm mắt

Từ bấy ngồi y cho đến nay.

-Bằng ngôn ngữ sáng tạo, Huy Cận đã thành công trong việc miêu tả,việc khắc họa sự gầy gò, trần trụi của thân hình và tư thế bất động của ngoại hình, tác giả đã làm nổi bật lên sức mạnh của tư tưởng, tâm linh: nhà tu hành mãi sống với những ý tưởng và suy tư của mình đến khô héo cả hình hài! Những ý tưởng nung nấu trong tâm trí có thể thiêu đốt cả thể xác con người thì đó phải là những ý tưởng mạnh mẽ và sâu sắc. Nhà thơ đã như đã làm nổi được rõ được tài năng của nhà nghệ sĩ điêu khắc: đùng cái tĩnh mà nói được cái động, bằng sự khắc họa ngoại hình mà diễn tả được sức sống nội tâm nhân vật.

-Với pho tượng thứ hai:

+Nhà thơ Huy Cận lại như cảm nhận được một nét đặc sắc khác của tài năng các nghệ nhân tạc tượng. Sự khắc họa những chuyển động mạnh mẽ của thân thể để diễn tả những vận động sôi sục dữ dội trong nội tâm vậy.

+Câu thơ rất đặc sắc bởi sự xuất hiện với hàng loạt động từ và trạng từ diễn tả những động tác và trạng thái rất căng thẳng, mạnh mẽ, đặc biệt là trên khuôn mặt của pho tượng: mắt giương, mày nhíu xệch, trán như nổi sóng, môi cong chua chát, gân vặn, mạch máu sôi. Và có thể nói đó đâu là những chuyển động của thân thể, của đường gân thớ thịt mà chính là bộc lộ sự dồn nén sôi sục của tâm linh tưởng như muôn phá tung những giới hạn thân xác chứa đựng nó; một sự trăn trở dữ dội tìm đường giải thoát nhưng cũng thật là bất lực.

-Pho tượng thứ ba:

Trái ngược với những sự trăn trở dữ dội ở bức tượng trên, ở đây con người dường như không còn một vận động nào nữa. Trong cái dáng dấp đến lạ lùng này, con người dường như đã hoàn toàn xa lánh với ngoại giới, phải chăng đã đạt đến sự tịch diệt, vô cảm? Nhưng nghệ nhân tạc tượng đà đặc biệt diễn tả một đôi tai khác thường: “rộng dài ngang gối”.

>>>Dường như đôi tay có tướng mạo của Phật ấy, với Huy Cận, chính là để nhà tu hành “Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”, để đón nhận và cảm thông với ngàn vạn nỗi đau khổ của chúng sinh trong cõi trần gian bể khổ này như nhà Phật đã từng quan niệm từ trước đến nay.

-Sau khi đã đặc tả đặc sắc ba pho tượng tiêu biểu, tác giả tả bao quát cả nhóm tượng đồng thời thể hiện những liên tưởng và suy ngắm của mình về con người và nhân thế được gợi ra từ hình ảnh các tượng La Hán này.

>>>Đây không phải là một vài cá nhân đau khổ mà là hình của cả một chúng sinh đau khổ, là cả một “nhân loại” của một quá khứ bế tắc quằn quại đã hiện hình về từ vực thẳm đau thương, tụ họp lại dưới mái chùa này:

“Mỗi người một vẻ, mặt con người

Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời”

-Bằng cảm xúc mạnh mẽ và trí tưởng tượng hết sức phong phú, nhà thơ như đã biến những pho tượng gỗ bất động kia thành những sinh thể hiện ra với những quằn quại, trăn trờ và tâm trạng căng thẳng sục sôi, một ‘‘Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã” mà các pho tượng gỗ cũng “đổ mồ hôi”, Tác giả nhìn ra cuộc tụ họp những khổ đau ở nơi này này là ở thời điểm cao độ của sự vật vã căng thẳng, khi mà “Bấy nhiêu quằn quại run lần chót” trước khi các nhà tu hành bước được vào cối tịch diệt của Phật.

>>> Cũng từ những pho tượng này, Huy Cận cảm nhận được nỗi khát khao tìm lối ra và sự bế tắc vô phương giải thoát của cha ông ta trong một thời quá khứ xưa.

C, Kết bài

-Có thể nói thành công của Huy Cận trong bài thơ “các vị La Hán chùa Tây Phương đầu tiên hơn hết là sự quan sát tinh tế và khả năng miêu tả giàu sức tạo hình với bút pháp già dặn, vừa sinh động vừa cô đúc, nhiều sức gợi.

-Nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Huy Cận đã giúp tên tuổi ông và bài thơ được biết đến cho đến tận hôm nay.

    Check Also

    thaohuyen8 3713562 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

    Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *