Em hãy lập dàn ý bài: Đôi điều về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân.
A, Mở bài:
-Nói đôi điều về nhà văn Nguyễn Tuân và nhận xét, đánh giá chung về vai trò cũng như vị trí của Nguyễn Tuân trên văn đàn văn học Việt Nam.
B, Thân bài:
-Những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân.
-Nêu rõ đặc điểm cơ bản về con người, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyền Tuân.
Tác gia Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông sinh ra từ một gia đình nhà nho khi mà Hán học bấy giờ đã lụi tàn.
>>> Nguyễn Tuân xứng đáng được xem là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn; đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo, đầy tài hoa.
1, Con người Nguyễn Tuân
– Nguyễn Tuân là một trí thức yêu nước và có tinh thần dân tộc.
+ Ông có tình yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ và những kiệt tác văn chương của dân tộc.
+ Yêu những phong cảnh đẹp của quê hương đất nước, những thú chơi tao nhã: uống trà, nhắm rượu, chơi hoa, chơi đẹp chữ, thả thơ v.v… Và thật dễ nhận râ điều này trong các sáng tác của ông. Các sáng tác miêu tả thiên nhiên một cách tin tế, và phải gắn bó cũng như yêu quê hương đất nước lắm thì ngòi bút của Nguyễn Tuân mới có sức tạo hình đến vậy
– Ý thức cá nhân trong Nguyễn Tuân phát triển rất cao:
+ Ông viết văn là để khẳng định cá tính độc đáo.
+ Ham du lịch, luôn luôn tôn thờ “chủ nghĩa xê dịch”
– Là con người rất mực tài hoa:
+ Viết văn, am hiểu hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,..vv.
– Là một nhà văn biết quí trọng thật sự nghề nghiệp của mình, coi nghệ thuật là hình thái lao động nghiêm túc.
- Sự nghiệp văn học và các đề tài chính của Nguyễn Tuân
-Trước Cách mạng tháng Tám
Các tác phẩm của Nguyễn Tuân thời kì này chủ yếu xoay quanh ba đề tài “Chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “Vang bóng một thời” và “Đời sống trụy lạc”.
+Chủ nghĩa xê dịch
Nguyễn Tuân là người đã tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Ông luôn luôn viết về bước chân của cái tôi lãng tử qua những miền quê, trong đó, hiện ra cảnh sắc và phong vị quê hương, cùng một tấm lòng yêu nước tha thiết bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa. Các tác phẩm chính không thể thiếu khi nói về chủ nghĩa này là: “Một chuyến đi”, “Thiếu quê hương”. Nguyễn Tuân cho rằng “đi là để thay đổi thực đơn cho giác quan”.
+Vẻ đẹp “Vang bóng một thời”
Có thể nói đây là đề tài thành công của Nguyên Tuân chủ yếu viết về “một thời” vàng son, lộng lẫy đã qua còn “vang bóng” đến bây giờ. Các tác phẩm đặc sắc xoay quanh việc ca ngợi những con người thuộc tầng lớp nhà nho cuối mùa tài hoa, bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (trong số này cũng có người có khí phách ngang tàng như Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”). Dường như ở họ không cam tâm làm nô lệ quay lưng lại với chế độ đương thời, tìm về “cái đạo sống của người tài tử”, tức là sống trong nhàn tản với những thú chơi thanh cao, tao nhã như “Đánh cờ”, “Trồng hoa”, “Làm đèn kéo quân” vào dịp trung thu.
+Đời sống trụy lạc.
Tác giả đã thật tinh tế ghi lại quãng đời do hoang mang bế tắc, cái tôi lãng tử đã trốn vào rượu, thuốc phiện và hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niên đương thời. Tác phẩm chính “Chiếc lư đồng mắt cua”, “Ngọn đèn dầu lạc”.
-Sau Cách mạng tháng Tám.
Có thể nói ở gia đoạn này văn chương Nguyễn Tuân có sự chuyển dịch. Chính nhờ lòng yêu nước và thái độ bất mãn với xã hội thực dân đã đưa Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến. Nguyễn Tuân đã chân thành đem ngòi bút của mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Nguyễn Tuân đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và sản xuất. Qua đó, mà ông đã đem đến cho người đọc niềm tự hào về nhân dân, dân tộc Việt Nam, một dân tộc không chỉ có chính nghĩa và khí phách anh hùng, cần cù và sáng tạo, mà còn có tư thế sang trọng và tài hoa của những con người sinh ra trên một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến. Tác phẩm chính tiêu biểu ở gia đoạn này là “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, “Ký Nguyễn Tuân”…
C, Kết luận:
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, một con người có nhân cách. Nguyễn Tuân đã đóng góp cho văn đàn Việt Nam một phong cách riêng biệt, mới lạ và tài hoa sẽ còn mãi trong văn chương ông để lại cho đời.