Em hãy lập dàn ý bài: Cảm hứng về quê hương đất nước trong “Bên kia sông Đuống” và “Việt Bắc”.
A, Mở bài:
-Giới thiệu đôi nét về hai tác giả và tác phẩm.
B, Thân bài
1,Nêu lên những cảm nhận của mình về gương mặt quê hương đất nước trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm và đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Quê hương trong hai bài thơ đều đẹp và nhuốm màu tâm trạng của tác giả.
2, Nhận xét về nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong hai bài thơ.
-Tình yêu quê hương đất nước là một nguồn thơ không bao giờ vợi cạn trong văn học nước ta. Đó chính là cảm hứng chủ đạo của thơ kháng chiến chống Pháp một thời. Cảm hứng ấy dược nói lên thiết tha và sâu lắng trong nhiều bài thơ mà tiêu biểu là Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm và Việt Bắc của Tố Hữu- hai thi phẩm của hai vùng quê đất nước: quê hương Kinh Bắc và quê hương Cách mạng.
-Bài thơ được Hoàng cầm viết ra trong một đêm “thức trắng” khi anh nghe tin giặc Pháp chiếm đóng và tàn phá quê hương Kinh Bắc thân yêu của mình. Đó chính là nỗi lòng của đứa con yêu gửi về quê mẹ với niềm xót xa căm giận và niềm tự hào yêu thương một vùng quê cổ kính đẹp giàu mà anh đã từng gắn bó suốt tuổi thơ. Dường như gương mặt của quê hương xinh đẹp, quê hương đau thương như đã hiện lên trong bài thơ vừa đau thương, đẹp giàu, lại anh hùng – tình nghĩa; cảnh sắc và con người hòa quyện với nhau thành những ấn tượng đặc sắc khó quên.
-Dưới ngòi bút của một hồn thơ cách mạng Tố Hữu, quê hương cách mạng Việt Bắc hiện lên đẹp, đáng yếu và gắn bó với mọi người chúng ta. Nó đã trở thành quê chung của mỗi một người Việt Nam yêu nước.
a, Nét chung
Hoàn cảnh sáng tác và đối tượng miêu tả có thể khác nhau, nhưng đều là cảm hứng về quê hương đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nên hai bài thơ có những nét chung dễ nhận thấy:
– Cảm hứng về quê hương đốt nước đau thương và căm thù trong chiến tranh (mang âm hưởng xót xa căm giận).
– Cảm hứng về quê hương đất nước giàu đẹp (mang âm hưởng ca ngợi tự hào).
– Cảm hứng về nhân dân anh hùng – tình nghĩa (mang âm hưởng ca ngợi tự hào).
Tụy đậm nhạt có thể khác nhau do mục đích sáng tác và tính chất của từng bài thơ, nhưng ba cảm hứng trên đây đều có trong hai bài thơ như đã phân tích ở mục 1. Những cảm hứng đó đều bắt nguồn từ lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, niềm tự hào mãnh liệt về đất nước giàu đẹp, về nhân dân anh hùng, sự tình nghĩa và lòng căm thù giặc sâu sắc của các nhà thơ. Nó trở thành những cảm hứng truyền thống trong thơ ca kháng chiến.
b, Đặc điểm riêng
Thơ được coi là tiếng nói của từng cá nhân – thi sĩ, nó không thể không mang cảm hứng riêng của từng nhà thơ. Huống chi hoàn cảnh sáng tác và tính chất của các bài thơ lại không giống nhau. Vì vậy, trong cảm hứng chung lại có những nét riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong từng bài thơ. Và dường như từ cảm hứng riêng đó đã dựng lên những gương mặt đất nước không giống nhau qua mỗi bài thơ:
– Thi phẩm “Bên kia sông Đuống: Đất nước là quê hương Kinh Bắc cổ,kính, một vùng quê văn hóa lâu đời với tranh Đông Hồ đậm màu sắc dân tộc, với tiếng chuông chùa ngân nga văng vẳng, với lễ hội tưng bừng rộn rã quanh năm, với những con người không thể nào lẫn được: “những cô hàng xén răng đen – cười như mùa thu tỏa nắng … Và hình ảnh cô gái Kinh Bắc duyên dáng trữ tình ây cứ thấp thoáng an hiện trong suốt bài thơ… Là người con của quê hương quan, họ, cảm hứng của Hoàng cầm mang đậm chất Kinh Bắc: thiết tha, day dứt, sâu lắng, ngọt ngào.
– Trong thi phẩm Việt Bắc: Đất nước lại như được hội tụ và kết tinh lại trong hình ảnh quê hương cách mạng anh hùng tình nghĩa. Bài thơ như những khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương cách mạng, là nghĩa tình thủy chung sâu nặng giữa người về xuôi và người ở lại trong giờ phút chia tay lịch sử. Cảm hứng của Tố Hữu đối với quê hương cách mạng là cảm hứng của người trong cuộc đã từng sống, hiểu và yêu quê hương cách mạng thiết tha mặn nồng. Đó còn là tình cảm chính trị nhưng lại được nói lên, hát lên một cách tự nhiên bằng giọng điệu tâm tình dịu ngọt như lời người yêu trong khúc hát đối đáp giao duyên.
Hai bài thơ được xem là hai gương mặt đẹp về quê hương đất nước: một vùng đất Kinh Bắc dân gian – cổ kính, một quê hương cách mạng tình nghĩa – anh hùng. Nó sẽ là những hành trang tinh thần theo ta đi suốt cuộc đời trên những nẻo đường dựng xây đất nước.
C, Kết bài:
-Khẳng định lại tài năng của hai tác giả, mặc dùng viết cùng một đề tài về quê hương đất nước trong cùng một thời kì nhưng lại không hề trùng lặp. Mỗi nhà thơ lại như khám phá thêm được những vẻ đẹp khác của mỗi bài.