Cảm nghĩ của em về hoa sen
Hướng dẫn
Ngồi đây, ngắm đầm sen nhà nội tôi chợt nhớ đến bài ca dao quen thuộc, hầu như ai cũng nhớ:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Mà sao hoa sen giống người Việt Nam mình thế. Dù sống trong bùn hôi ranh nhưng loài hoa ấy vẫn không ngừng vươn lên chờ ngày được ngoi lên khỏi mặt nước. Cũng giống như người Việt ta không lùi bước trước khó khăn không ngừng vượt qua giông ba bão táp, hướng đến một tương lai tươi sáng. Hình như cũng chính vì vậy mà tôi yêu sen từ lúc nào không biết nữa.
Hoa sen không yêu kiều, diễm lệ như hoa cúc; không sôi nổi, vui vẻ như hoa “mặt trờì” và không yêu kiều diễm lệ như hoa hồng mà hoa sen toát lên một vẻ đẹp lạ thường. Một vẻ đẹp dịu dàng và thánh thiện vô cùng. Ngày trước, sau nhà nội tôi là một cái ao tuy không rộng nhung không đến nỗi là hẹp. Ở đó, cứ mỗi hè về thăm nội là tôi ra ao xem hoa đã nở chưa. Rễ, thân mập mạp ngập trong nước để cho những nụ hoa được ngoi lên. Những chiếc là sen to, màu xanh đậm phủ kín mặt ao. Lá sen khum khum hình chiếc nón. Tôi còn nhớ, những ng 2000 ười hàng xóm của nội tôi mỗi sớm đi qua đều ngắt một lá lót vào trong nón. Lúc đó, tôi hỏi nội là làm vậy để làm gì thế hả nội: “Con nhỏ này cái gì cũng hỏi, mọi người làm thế thì không những là che mưa, che nắng mà làm dịu bớt đi cái nóng, cái oi của mùa hè”. Hóa ra là thế, lá sen làm bạn với nông dân trong tiết trời oi ả hay cơn mưa bất chợt mùa hè. Cánh hoa phơn phớt hồng hồng yêu lắm. Những nụ hoa chưa nở, cánh hoa khum khum ôm lấy vòm nhị phủ đầy hạt phấn vàng tươi. Bông hoa hình thon búp vươn lên rắn rỏi như để trầm ngâm tự lự để ngắm nhìn mọi vật. Tôi còn nhớ, mỗi lần ra ao là tôi như muốn hít căng lồng ngực. Hương sen dịu ngọt thoang thoảng trong gió mang đến cho con người cảm giác thư thái.
Cũng như hoa sữa mùa thu, hoa đào mùa xuân, hoa sen gợi nhớ gợi thương trong tâm hồn mỗi người xa xứ. Cô tôi vì cuộc sồng mưu sinh phải đi lao động suất khẩu tại Nhật. Mỗi khi hè, gọi điện hay gửi thư về, bao giờ cô cũng bảo nội gửi qua những gói trè sen. Cô bảo cô nhớ mỗi tối, ông nội thường bơi thuyền thúng ra ao mang theo một gói chè ngon để trong thuyền thúng. Ông tìm những bông hoa còn chưa nở bỏ một ít chè vào trong nụ để qua một đêm chè ướp hương sen rồi, ông mới ra ao tìm những nụ hoa đó, ngắt mang vào nhà. Sáng nào cũng vậy, hình như đã trở thành thói quen của ông, ông mang nụ hoa vào nhà và bỏ vào ấm. Hương chè ướp hương sen lan tỏa khắp căn phòng. Ông bảo: “Mỗi loại chè thơm khác nhau, hương vị cũng khác nhau nhưng mà uống xong là quên luôn còn cái vị của chè sen thì khó mà quên được. Quên làm sao cái vị chát ngọt hay với hương thơm thoang thoảng, dễ chịu. Thú vui uống trà là thú vui tao nhã”. Tôi cũng nghĩ vậy. Tôi nhớ hè về được nội cho ngồi thuyền thúng ra hái hoa sen. Những bát chè sen ngọt mát vào mùa hè do bàn tay khéo léo của bà, của mẹ nấu cho tôi ăn. Những bát chè ngọt thơm đó làm sao tôi quên được. Những ngày dỗ, lễ tết mẹ tôi lại cùng bà bơi thuyền thúng ra, hái những bông hoa đẹp nhất đưa lên bàn thờ cúng tổ tiên.
Từ lâu tôi đã luôn yêu hoa sen. Vẻ đẹp thuần khiết bình dị đã đi vào tâm hồn tôi tự bao giờ không biết. Tôi nhớ vào những buổi chiều hè thả những cánh hoa phơn phớt hồng xuống mặt đầm. Cánh hoa theo làn sóng nước trôi đi, mang theo trong đó những ước mơ, mơ ước trong sáng của thời thơ ấu. Những đêm trăng sáng, ngồi trên chiếc trõng tre vừa nghe bà kể chuyện ngày xưa vừa nhâm nhi những hạt sen tươi. Khi đó, ta mới thấy vẻ ngọt bùi của nó vừa đón nhận tình cảm của bà dành cho tôi.
Tôi yêu sen – yêu vẻ đẹp dân dã của sen. Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp phẩm chất. Hoa mọc ở những nơi bùn lầy hôi tanh nhưng hương thơm dịu ngọt, thanh khiết người dân thật thà, phẩm chất thôn quê.
Yêu hoa sen tôi càng thêm yêu quê hương đất nước. Đứng trước đầm sen tôi thường yêu ông bà vì ông bà đã chăm sóc đầm sen này thật là chu đáo. Ông bà đã cho tôi tuổi thơ bên đầm sen này, cho tôi một tuổi thơ vô tư, mộng ước thời thơ ấu. Đứng ở đây, tôi muốn hét lên rằng: “Con yêu nội và yêu cả đầm sen này nữa, nội ơi!”